“ Và lại nữa khi hành giả đang đi, vị ấy biết mình đang đi; khi đang đứng, biết mình đang đứng; khi đang ngồi, biết mình đang ngồi; khi đang nằm xuống, biết mình đang nằm xuống. Bất cứ hành giả đang ở trong tư thế nào hoặc đang cử động ra sao, vị ấy phải biết mình đang ở trong tư thế ấy hay đang cử động như vậy.”
Nói một cách khác, ngồi thiền chỉ là một phần của công việc thiền tập. Những gì mà Đức Phật muốn chúng ta làm là phát triển một đời sống thiền – lúc nào cũng biết những gì chúng ta đang làm, sống một cuộc sống hoàn toàn tỉnh giác.
Nguy hiểm đối với các hành giả là coi trọng việc ngồi thiền, xem nó như một nghi thức sẽ đem đến những điều kỳ diệu, như thể tất cả những gì chúng ta cần phải làm là ngồi một chút vào buổi sáng và vào buổi tối, và thực hành như vậy có lẽ sẽ đảm bào cho chúng ta đạt đươc sự giải thoát khỏi khổ . Chính là do sự phụ thuộc vào thiền tọa không thôi cuối cùng sẽ dẫn hành giả đến sự vỡ mộng và thất vọng, và đi đến quyết định từ bỏ một việc thực hành được xem như là "vô dụng".
Ngồi thiền chỉ là một phần của con đường (đạo lộ) của Đức Phật (chỉ ra) và - theo nghĩa là - để làm cho hoàn thiện. Nó làm cho toàn bộ phương pháp thanh lọc tốt hơn. Nhiều hành giả cứ thường xuyên nghĩ rằng chỉ có ngồi thiền là quan trọng thôi, ngoài ra không có gì khác hơn để làm. Tôi từng gặp một hành giả, người đã cảm thấy tuyệt vọng về vấn đề này. Ông đã hết sức hăng hái, bỏ ra hàng tháng hành thiền một cách tích cực để rồi cuối cùng quay về lại với một cuộc sống xa hoa, trác táng. Sau nhiều năm thực hành theo kiểu này, ông chỉ đạt được chút ít an bình nội tại, ông cảm thấy chẳng có gì ngoài sự buồn chán và thất vọng. Ông cảm thấy rằng 05 năm hoặc hơn ông dành cho việc hành thiền là một sự lãng phí lớn.
Nhưng chúng ta có thể thấy khá rõ, đặc biệt là nếu chúng ta nhìn vào các giới luật được dành cho cuộc sống trong tu viện – rằng Đức Phật đã dạy không chỉ thực hành thiền không thôi, mà còn dạy một cách sống - một cách sống ngày lại ngày.
Trung Đạo, là một sự mô tả về việc làm sao để sống một cuộc sống cho trọn vẹn và người nào mong muốn được giải thoát khỏi mọi đau khổ nên theo đuổi cuộc sống này. Trung Đạo ở khía cạnh rộng hơn của nó có nghĩa là không để làm mồi cho các khoái lạc nhục dục, không để chìm đắm trong dục lạc. Chúng ta cũng không nên tin rằng tự hành xác (khổ hạnh) , chẳng hạn như nhịn ăn dài ngày, sẽ đưa chúng ta đến gần mục tiêu hơn. Điều độ trong tất cả mọi thứ là phương châm ở đây.
Thứ hai, chúng ta nên cẩn thận không để phạm những giới luật cơ bản, vì việc này tạo ra hậu quả có hại cho chính chúng ta và cho những người khác.
Thứ ba, chúng ta phải hết sức tinh tấn cải thiện bản thân qua việc huân tập các Ba-la-mật. Nỗ lực này được gọi là Tứ chánh cần [*] của Bát Thánh Đạo nhằm diệt trừ những thói quen không lành mạnh mà chúng ta đang có, không cho phép bất kỳ một thói quen bất thiện mới nào được đâm chồi bén rễ, đưa vào những cách thức suy nghĩ và hành xử lành mạnh mới, và để phát triển những thiện pháp mà chúng ta đã có.
Chú thích:
Tứ chánhh cần là bốn phép siêng năng tinh tấn hợp với chánh đạo. Bốn phép tinh tấn ấy là:
1. Tinh tấn ngăn ngừa những điều ác chưa phát sinh.
2. Tinh tấn dứt trừ những điều ác phát sinh.
3. Tinh tấn phát triển những điều lành chưa phát sinh.
4. Tinh tấn tiếp tục phát triển những điều lành đã phát sinh.
Theo: The Meditative Life
Các tin tức khác
- Đức tin của người Phật tử ( 6/03/2014 1:42)
- Năm giọt mật ( 5/03/2014 10:18)
- So sánh phúc báo ( 4/03/2014 11:05)
- Lời Phật dạy về ngày lành tháng tốt ( 4/03/2014 7:36)
- Ứng biến ( 4/03/2014 2:17)
- Thương gia ( 4/03/2014 2:05)
- Đừng ngăn lối về ( 3/03/2014 1:36)
- Quả xoài ( 1/03/2014 3:26)
- Tội nhân ( 1/03/2014 3:12)
- Nước quỷ La-Sát ( 1/03/2014 1:48)