Bài pháp thoại không phải là chân lý, không phải là pháp để trao truyền cho thiền sinh. Pháp đã có sẵn ở trong tâm thiền sinh dưới dạng những hạt giống. Bài pháp thoại cũng như một cơn mưa rưới xuống những hạt giống pháp trong tâm người thiền sinh, làm cho những hạt giống đó đâm chồi và biểu hiện.
Một vị giảng sư hay một vị giáo thọ không thể trao truyền được pháp cho một thiền sinh. Cũng giống như tình trạng một người cha muốn trao truyền cho đứa con kinh nghiệm của mình. Cha thấy con ngu dại quá muốn trao truyền kinh nghiệm của mình, nhưng càng la rầy càng bít lấp. Người con phải tự thấy điều ấy. Vai trò của người cha chỉ có thể làm một đám mây để mưa xuống giúp hạt giống tuệ giác trong người con biểu hiện. Trao truyền tuệ giác rất khó. Khi người con lớn lên, bị vấp váp, gặp khó khăn, thì tuệ giác sẽ từ đó bừng ra.
Kinh điển và thầy của ta không phải là pháp, pháp nằm ở trong tâm ta. Thầy ta hay là kinh điển chẳng qua chỉ là một đám mây làm mưa xuống, giúp ta tưới tẩm những hạt giống của giác ngộ, giải thoát và tuệ giác trong ta mà thôi.
Trích Người Vô Sự - TG: Thích Nhất Hạnh
Các tin tức khác
- Bốn oai nghi thể hiện chơn tâm (11/04/2014 6:06)
- Pháp môn lạy Phật (11/04/2014 2:02)
- Thân là gốc khổ ( 9/04/2014 1:01)
- Tỳ Kheo Lại-Tra-Hòa-La ( 7/04/2014 6:30)
- Chất chứa ( 5/04/2014 12:19)
- Tâm dẫn đầu ( 4/04/2014 4:34)
- Để khỏe hơn Càng Long ( 4/04/2014 4:26)
- Đề phòng bị đánh cắp thẻ tín dụng ( 4/04/2014 3:25)
- Nên thận trọng lời nói ( 3/04/2014 1:44)
- Người biết đặt gánh nặng xuống ( 3/04/2014 1:32)