Trả lời: Chỉ thấy như vậy thì vẫn chưa phải “thấy vô thường”. Thật sự “thấy vô thường” là khi đối diện với mọi sự đến đi, dù là thuận hay nghịch mà tâm vẫn không động. Trước 8 ngọn gió đời được-mất, hơn-thua, thành-bại, vui-khổ mà tâm vẫn không động thì đó mới là cái tâm đã thấy vô thường.
Không ai có thể thấy mọi sự liên tục biến đổi trong từng khoảnh khắc được, trừ khi được nhìn qua kính hiển vi. Như các nhà khoa học vẫn thường quan sát mọi vật qua kính hiển vi, họ thấy rõ sự biến động liên tục, họ thấy mọi sự đều “vô thường” quá trời mà đâu có giác ngộ. Thấy sự vô thường bề ngoài như vậy đâu thể giác ngộ được.
Nếu cứ ngồi suy ngẫm “vô thường là trăng khi tròn khi khuyết, lá khi xanh khi vàng…”, cứ diễn giải qua lý trí như vậy chẳng đi đến đâu. Sự biến đổi bề ngoài ấy diễn ra ở khắp nơi ai mà chả thấy, con nít cũng có thể thấy rõ ràng, nhưng có ai giác ngộ được gì đâu?
Như Thầy xây bảo tháp Gotama Cetiya ở chùa Bửu Long, giả sử tự nhiên động đất toàn bộ tòa tháp sụp đổ thì tâm Thầy vẫn thấy bình thường, đó là tâm đã thấy vô thường.
Nếu Thầy chưa thấy vô thường thì sẽ than “Buồn quá! Thật là vô thường ! Cuộc đời vô thường gì đâu! Mình mới xây xong cái tháp đẹp như vậy mà giờ nó sụp hết trơn !”. Thế rồi thấy vô thường quá mà khóc (cười).
Khi nào người thân yêu của mình ra đi mà tâm mình vẫn bình thản, đó chính là biểu hiện đã thấy vô thường vô ngã.
HT. Viên Minh
Các tin tức khác
- Thiện có âm dương (29/09/2024 8:40)
- Cuộc đời này vô cùng ngắn ngủi (28/09/2024 9:02)
- Rượt nhau giữa cuộc nhân sinh, vào ra đau khổ, quẩn quanh luân hồi (28/09/2024 8:58)
- Biết khi nào mới đủ? (28/09/2024 8:48)
- Thay đổi tướng mạo (27/09/2024 8:49)
- Khi nào thì sự im lặng có giá trị hơn cả ngàn lời nói? (27/09/2024 8:45)
- Con gà biết niệm Phật (26/09/2024 9:14)
- Phước đức hao mòn (26/09/2024 9:11)
- Duyên đến nên quý, duyên hết nên buông (26/09/2024 9:06)
- Đời người ngắn ngủi, sân si chỉ khiến ta mệt mỏi (25/09/2024 8:49)