ĐÁP: Thường là cách này. Tùy thuộc rất nhiều trong quan điểm toàn bộ của quý vị. Việc thấy bản chất méo mó của thực tại chắc chắn có một tác động.
Tôi thật sự nghĩ rằng thật quan trọng để thực hiện một sự phân biệt giữa hai hình thức chấp trước. Khi ai đấy phát sinh lòng bi mẫn mạnh mẽ đối với một chúng sanh đau khổ thì họ có lòng gắn bó, ràng buộc hay tập trung chân thành vào chúng sanh ấy. Loại dính mắc hay gắn bó, ràng buộc, hướng đến và ôm ấp - đó không phải là một hình thức méo mó của chấp trước. Nó không phải là một hình thức chấp trước mà chúng ta cần phải loại bỏ.
Những gì chúng ta cần loại bỏ là việc chấp trước bị đặt trên một sự bóp méo của đối tượng, những sự méo mó sinh khởi như những phiền não chấp chặc vào sự tồn tại cố hữu của đối tượng. Một số kinh luận nói rằng những thể trạng tinh thần như bi mẫn và niềm tin một cách tự nhiên là đạo đức vì thế không thể hiện diện cùng lúc với những tình trạng tinh thần phiền não. Tuy thế có những sách vở khác đã nhắc đến "bi mẫn phiền não" hay " niềm tin phiền não". Đối với những ai chưa thực chứng tánh không khi chúng ta phát sinh lòng sùng mộ mạnh mẽ đối với Đức Phật có lẻ có trong niềm tin ấy, trong sự sùng mộ ấy, một yếu tố của chấp trước vào Đức Phật như một thực tế về căn bản. Điều này làm ra một thí dụ minh họa cho điều được gọi là "sự sùng mộ phiền não".
Tuy thế, thật quan trọng để phân biệt sự chấp trước có gốc rể trong sự xuyên tạc và bóp méo từ dính mắc, tập trung và ôm ấp mà chúng ta liên tưởng với lòng bi mẫn. Trong kinh nghiệm trực tiếp của chúng ta, hai hình thức chấp trước này có thể dường như giống nhau, nhưng trong dạng thức của toàn bộ hoàn cảnh tinh thần, thì chúng hoàn toàn khác nhau. Bi mẫn có cơ sở chân thật, trong khi chấp trước bị bóp méo thì không thế.
Dường như là chúng ta có thể có một sự thấu hiểu nào đấy rằng mọi vật thiếu sự tồn tại độc lập mà không có điều này trực tiếp tác động đến những phiền não của chúng ta. Nhưng dần dần, sự thấu hiểu của chúng ta về tánh không thay đổi toàn bộ thái độ của chúng ta đối với những đối tượng bên ngoài, một cách đặc biệt, những đối tượng bên trong, và làm mạnh mẽ những thái độ đạo đức của chúng ta. Những thứ này có thể thay đổi tùy vào cấu trúc vật lý và thiên hướng tinh thần của cá nhân.
Trích từ quyển "From Here to Enlightenment" - Đạt Lai Lạt Ma
Các tin tức khác
- Thế nào là sự tu tập ( 3/07/2014 5:15)
- Hạnh phúc đến từ đâu? ( 2/07/2014 11:56)
- Kinh Phật dạy về hạnh phúc, an lạc ở hiện tại và tương lai ( 2/07/2014 11:49)
- Coi chừng tâm bạn ( 2/07/2014 11:39)
- Bạn làm gì khi gặp chuyện thị phi? ( 1/07/2014 4:55)
- Tránh xa thầy tà bạn xấu (30/06/2014 10:48)
- Quốc sư Huệ Trung (30/06/2014 6:44)
- Buông xuống (30/06/2014 6:19)
- Hạnh phúc hướng thượng (29/06/2014 3:03)
- Buông xả (29/06/2014 2:56)