Một thầy tỳ kheo nói: “Con người khổ nhất là do lòng tham dục phát sinh quá đáng, khi sự tham dục không được thỏa mãn, con người sẽ cảm thấy khổ đau. Nó có thể dằn vặc, hành hạ mình ghê gớm. Nhiều người chịu không nỗi phải quyên sinh tự tử.”
Thầy tỳ kheo khác lại nói: “Trong cuộc sống, khổ nhất là không được ăn uống no đủ, sự thèm khát trong thiếu thốn làm cho con người ta khốn khổ không gì có thể so sánh được.”
Thầy thứ ba không chịu nên nói: “Con người khổ nhất là khi tức giận, oán thù một ai đó, mặt mày trông dữ tợn, hiện tướng bốc lửa từ ánh mắt, ngay khi sân giận đó đã làm cho tâm khổ não bất an.”
Một thầy khác lại nói: “Con người khổ nhất là nỗi sợ hãi trước các loài cầm thú hoặc sự khủng bố của con người, không có một giây phút nào cảm thấy bình an.”
Đúng lúc ấy, Phật đang trên đường hoằng hóa độ sinh đã ghé lại thăm các đệ tử của mình. Mỗi thầy tỳ kheo bèn trình bày quan điểm “cái gì là khổ nhất” với Ngài. Phật nghe xong mới nói: “Các con đều chưa nói được cái gốc của khổ, tất cả những điều các con nói chỉ đúng một phần thôi, giống như người mù sờ voi vậy, mỗi người đều chỉ nói đúng một phần.
Trong số các con, có người từng là chim bồ câu tái sinh nên mới nói rằng tham dục là khổ, có người kiếp trước làm con chim ưng bị đói khát nên cho rằng sự đói khát là khổ, có người là rắn độc tái sinh nên nghĩ sân hận là khổ não, có người kiếp trước là thỏ nên luôn cảm thấy sợ hãi là khổ. Tất cả từ con người cho đến loài có tình thức đều phải chịu sự chi phối của sinh-già-bệnh-chết nên đau khổ vô cùng tận không luận là giàu nghèo hay sang hèn.
Trích Lời Phật Dạy Về Cuộc Sống Con Người - Thích Đạt Ma Phổ Giác
Các tin tức khác
- Người không biết đặng y (29/10/2014 1:10)
- Chết là nỗi khổ lớn lao nhất ai cũng phải sợ (29/10/2014 1:02)
- Vì sao nhà sư không được ca hát? (29/10/2014 12:44)
- Thiền đi bộ (27/10/2014 11:01)
- Vô vi cư điện các (27/10/2014 12:53)
- Đức Phật nêu rõ những nỗi khổ của thế gian để làm gì? (24/10/2014 9:58)
- Đãi gạo (24/10/2014 9:46)
- Muốn bỏ phiền hận phải làm sao? (24/10/2014 12:03)
- Tu trong cảnh nghèo khó (23/10/2014 12:51)
- Khi những bậc hiền minh có mặt (23/10/2014 12:44)