Kinh Nghiệm – Trãi Nghiệm
Những người nhiều kinh nghiệm, thường hay giỏi về các nghề nghiệp trong đời sống. Còn những người có tư tưởng lớn thường có rất ít những kinh nghiệm này.
Kinh nghiệm là do ý thức tạo ra, nó giúp cho các phản xạ của con người chính xác trong hành động, nhưng nó ngăn cản sự tiến bộ của tinh thần (của sáng tạo).Kinh nghiệm là kết quả của sự chiến đấu bên ngoài đời sống mà có. Trãi nghiệm là kết quả của sự thành công về tinh thần bên trong nội tâm.
Người có tư tưởng là người có nhiều trãi nghiệm, sau khi đã phá tan tất cả các kinh nghiệm đã có, để tư tưởng có đường đi lên cao hơn.
Vậy trãi nghiệm là gì? Trãi nghiệm chính là “ kinh nghiệm tâm lý” thuộc về tâm hồn (cảm tính). Còn kinh nghiệm thì thuộc về ý thức (lý tính).
Vậy tâm hồn là gi? Tâm hồn chính là cái rất khó định hình, vì nó là ký ức nay nắng mai mưa, bốn mùa sương khói đi về trong cỏi nhân sinh. Nếu ai làm cho đám sương khói này ngưng tụ lại thành con đường, thì đó là tư tưởng.
Vậy chỉ có trãi nghiệm mới làm nên tư tưởng lớn có tính cách xây dựng và sửa chửa xã hội. Còn kinh nghiệm thì làm nên sự khôn ngoan để đập phá và làm cách mạng thay đổi chế độ.
Vậy từ đây ta thấy nhà tư tưởng và kẻ mưu lược khác nhau chổ nào?
Nhà Tư Tưởng & Kẻ Mưu Lược.
Kẻ mưu lược là người giỏi trong các thuật thắng thua để tranh chấp giành thiên hạ. Là người nhiều kinh nghiệm về đối phó xử lý tình huống, cao hơn là đối nhân xử thế rất tài tình vv . Cho nên họ thường là gian hùng, quỷ quyệt độc ác như Trần Thủ Độ, hoặc Mặc Đăng Dung, Tào Tháo..vv.
Trái lại, nhà tư tưởng lại không có những kinh nghiệm quý báu này để phòng thân, mà họ chỉ có một tinh thần trong sáng, chân tình, liêm chính, vô tư như Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, khổng Tử, Lão Tử vv
Nhà Tư Tưởng gặp thời, là gặp được những kẻ mưu lược khôn ngoan rộng lượng, biết dùng người tài. Kẻ mưu lược gặp may, là gặp được một nhà tư tưởng phù hợp với tham vọng của mình để kinh bang tế thế.
Vậy nhà tư tưởng là thầy và là công cụ của kẻ mưu lược. Còn kẻ mưu lược là học trò và là người chủ của nhà tư tưởng.
Sở dĩ nhà tư tưởng phải bỏ vô chùa, trốn lên núi, chui vô rừng, hoặc giả điên giả dại, là để tránh sự sát hại của kẻ mưu lược kia. Vì điều mà một kẻ mưu lược sợ hãi nhất, là có những nhà tư tưởng phản đối, vạch trần mưu đồ đen tối của họ.
Kẻ mưu lược thường có quyền lực sinh sát trong tay, nên thường dựa vào cái tư thế đó, để sai khiến và đàn áp người khác. Nhà tư tưởng thì có quyền năng tư tưởng trong đầu, và họ chỉ sống rồi hành động theo cái tâm thế của mình mà thôi.
Đó chính là kinh nghiệm và trãi nghiệm…Nếu ai có nhiều kinh nghiệm ứng xử tốt trong đời sống, thì đó là người văn minh, còn nếu ai có nhiều trãi nghiệm đẹp trong tâm hồn, thì đó là người có hăn hóa!
* Chuyện kể rằng, xưa có một kẻ mưu lược hùng mạnh thích làm thơ. Hắn bèn kêu một nhà tư tưởng đến xem và nhận xét về thơ của mình. Nhà tư tưởng xem xong lắc đầu và phán rằng: Tệ, quá tệ. Thế là hắn nổi giận đùng đùng tống giam ông ta vào ngục. Ít lâu sau thì nhà tư tưởng kia cũng được thả ra, để tiếp tục bình phẩm về thơ văn của hắn. Lần này ông ta xem xong thì nói: Thôi, cho tôi xin được tiếp tục vô tù...
Theo ĐPNN
Các tin tức khác
- Mẫu số chung của khổ đau (22/01/2013 11:35)
- Những điều có lợi cho sức khỏe (21/01/2013 9:07)
- Bát chánh đạo của Phật tử Lê Phước Vũ (20/01/2013 6:14)
- Vô ngã (17/01/2013 9:01)
- Nơi tình yêu thương đong đầy (17/01/2013 1:24)
- Thân là khổ (16/01/2013 2:37)
- Niệm Phật tiêu nghiệp chướng (14/01/2013 5:32)
- Nhìn thấu là trí tuệ chân thật (14/01/2013 5:26)
- 10 điều trọng yếu của sự tu hành (13/01/2013 2:11)
- Tìm cầu hạnh phúc (11/01/2013 5:36)