Một người mẹ khác thì nói: “Con trai tôi không biết nghe lời, làm cho tôi thường xuyên nổi giận!”, bà đã trao chìa khóa vui của mình vào tay con trai.
- Một vị trung niên của một công ty thở dài nói: “Công ty không thăng chức cho tôi, làm tinh thần tôi giảm sút!”, anh ta lại đem chìa khóa niềm vui của cuộc đời mình nhét vào tay ông chủ.
- Bà cụ kia than thở: “Con dâu tôi không hiếu thuận, cuộc đời tôi sao mà khổ!”
- Một thanh niên trẻ từ tiệm sách bước ra la lên: “Thái độ phục vụ của ông chủ đó thật đáng ghét”.
Những người này đều có một quyết định giống nhau, đó là để người khác khống chế tâm tình của mình. Lúc chúng ta cho phép người khác điều khiển và khống chế tinh thần chúng ta, chúng ta có cảm giác như mình là người bị hại, đối với tình huống hiện tại không có phương pháp nào khác nên trách móc và căm giận trở thành chọn lựa duy nhất của chúng ta.
Chúng ta bắt đầu trách móc người khác đồng thời chúng ta cũng truyền tải một yêu cầu là “Tôi khổ như vậy là do anh/ chị/con... và anh/chị/con... phải chịu trách nhiệm về nổi khổ này!". Lúc đó chúng ta đem trách nhiệm trọng đại phó thác cho những người xung quanh và yêu cầu họ làm cho chúng ta vui.
Chúng ta dường như thừa nhận mình không có khả năng tự chủ lấy mình, mà chỉ có thể nhờ người nào đó xếp đặt và chi phối mình. Những người như thế làm người khác không muốn tiếp cận, nhưng nhìn mà thấy sợ.
Nhưng, một người biết nắm chắc chìa khóa niềm vui của mình thì người đó không đợi chờ người khác làm cho mình vui mà ngược lại mình còn có khả năng đem niềm vui đến cho người khác. Tinh thần người đó ổn định, biết chịu trách nhiệm về chính mình không đỗ lổi cho người khác; biết làm chủ cảm xúc và biết tạo cũng như giữ được niềm vui cho chính mình, như thế thì trong cuộc sống và công việc hằng ngày người đó sẽ thảnh thơi vui vẻ không bị áp lực từ người khác.
Chìa khóa của bạn ở đâu rồi?
Đang nằm trong tay người khác phải không?
Hãy nhanh lên mà lấy lại bạn nhé!
Một người dù có trang sức đầy vàng ngọc châu báu, nhưng nếu có tâm bất động cũng vẫn không bị lung lạc bới những hấp dẫn của hình tướng. Hình tướng không làm nên Đạo hay ảnh hưởng đến tâm được.
Một người dù sống ẩn dật với trang phục đầy vẻ đạo hạnh, nhưng tâm vẫn có thể nhuốm đầy vọng niệm. Một người sống trong rừng sâu nhưng vẫn luôn luôn thèm muốn những cái hào nhoáng thế tục, vẫn chỉ là một kẻ phàm phu.
Ngược lại một người dù ăn mặc theo đúng thời trang, nhưng tâm vẫn có thể thanh cao với những tư tưởng đạo hạnh. Không có sự phân biệt nào giữa người đã xuất gia hay tại gia, nếu họ đều đã bỏ được cái ý niệm về bản ngã.
Theo PGVN
Các tin tức khác
- Tin nhân quả để mình và người sống hạnh phúc ( 5/08/2015 4:04)
- Cảnh tỉnh ( 4/08/2015 4:47)
- Thiền quang sách tấn - Thiền sư Vĩnh Minh Diên Thọ dạy ( 4/08/2015 4:41)
- Thật giả lẫn lộn ( 4/08/2015 4:26)
- Lời hay chưa hẳn đã chiếm được lòng người ( 3/08/2015 4:20)
- Nhẫn chính là thể hiện bản lĩnh của con người ( 3/08/2015 4:08)
- Tuổi trẻ và tuổi già ( 2/08/2015 12:51)
- Cuộc đời tương đối mà ( 1/08/2015 11:44)
- Thế nào là biết tôn trọng sự sống, thương yêu quý tiếc mạng sống của muôn loài? ( 1/08/2015 4:53)
- Không màng xuất thân ( 1/08/2015 4:43)