Khoảng cách vừa phải

27/08/2015 5:01
Người hiểu biết thế gian thì biết rõ mối hiểm họa của vòng luân hồi sinh tử (samsāra). Đối với chúng ta là những đệ tử của Phật, chúng ta cũng có thể hiểu biết như vậy.

Nếu chúng ta hiểu biết mọi thứ trên đời đúng như chúng thực là, thì sự hiểu biết đó sẽ mang lại sự an lạc hạnh phúc thực thụ cho chúng ta. Những thứ gì là nguyên nhân tạo ra hạnh phúc và khổ đau cho chúng ta?—Hãy nghĩ kỹ về điều này!. Hạnh phúc  và  khổ  đau  chỉ  là  những  thứ  chúng  ta  tự  tạo  ra  cho chúng ta mà thôi. Khi chúng ta tạo ra cái ý tưởng rằng cái gì đó là ‘của ta’ hay là ‘ta’, thì ngay đó chúng ta bị khổ. Mọi thứ có thể có lợi hay có hại cho chúng ta, lợi hay hại là tùy thuộc vào hiểu biết và cách nhìn của chúng ta. Do vậy Phật đã dạy chúng  ta  phải  biết  chú  tâm  vào  chính  mình,  chú  tâm  vào chính hành động của mình, và chú tâm vào những sự tạo tác của  tâm  mình.  Hễ  khi  nào  chúng  ta  quá  thương  hay  quá ghét, quá thích hay quá chê ai đó hay thứ gì đó, thì ngay đó chúng ta khổ đau khổ lụy; khi nào chúng ta bất an thì lúc đó là khổ đau. Chỗ này rất quan trọng, hãy suy xét kỹ chỗ này. 

Điều tra suy xét những cảm giác thương yêu hay thù ghét, tham thích và ác cảm, rồi đứng lùi lại. Đứng lùi lại để nhìn thấy  rõ  những  cảm  giác  đó  là  gì,  đừng  đứng  gần  chúng, chúng sẽ cắn ta. Quý vị nghe rõ chỗ này không?. Nếu chúng ta nắm lấy hay sờ vô chúng, chúng sẽ cắn ta đau, chúng đá ta đau.  Giống  như  khi  bạn  cho  trâu  ăn  cỏ,  bạn  phải  nên  cẩn trọng. Chúng ta phải dè chừng khoảng cách để lỡ nó có đá thì nó cũng đá không tới ta. Khi chúng ta đưa cỏ cho nó ăn cũng đừng đưa dí vô miệng nó, không chừng nó nhai tay ta luôn. Lòng yêu quý dành cho con cái, người thân, của cải và tiền bạc cũng sẽ cắn chúng ta đau. Quý vị có hiểu như vậy không? Giống như khi cho trâu ăn, đừng đứng gần nó quá. 

Khi  cho  nó  uống  nước,  đừng  đứng  sát  miệng  nó.  Giữ  dây cương, nếu cần thì giựt cái miệng nó ra xa. Đây cũng là cách của Giáo Pháp, đó là nhìn thấy trước mối hiểm nguy; đó là nhận ra bản chất vô thường, bất toại nguyện, và vô ngã, nhận ra mối hiểm họa, biết dùng những sự cẩn-trọng và giới-hạnh theo một cách có chánh niệm.  

 

Thiền sư Ajahn Chah - Trích Mọi Thứ Đều Dạy Chúng Ta

Các tin tức khác

Back to top