Căn bản là “chẳng rõ xưa nay không một vật” tức là không rõ được cái lẽ thật "xưa nay không một vật" đó thì "công phu luống uổng một đời ai", nghĩa là phải thấu suốt được cái lẽ thật xưa nay đó, sống được chỗ chân thật đó thì mới không luống uổng công phu một đời của mình; còn nếu không cứ bám vào những cái công phu, những cái được mất, những cái đối đãi nằm trong sanh diệt thì rốt cuộc cũng bị sanh diệt thôi.
Thí dụ cũng như ở đây, chán thế gian này đi tu, tu rồi cầu lên cõi trời, có hết khổ không? Cầu lên đó ít bữa hết phước cũng rớt trở lại! Vì đó là công phu sanh diệt, cho nên rồi nó cũng lẩn quẩn trong đó. Cần phải thấu rõ chỗ “xưa nay không một vật” đó, sống được với cái đó thì mới vượt ra ngoài cái đối đãi, còn bám chặt vào trong cái đối đãi thì khổ. Mà sở dĩ bám chặt vào trong này là bởi vì sao? - Là bởi thấy có ta cho nên bám chặt vào cái ta đó, rồi mới có khổ, có tức tối, có chửi rủa than trách này nọ.
Hiểu rõ được lẽ thật của thế gian là tương đối, là đối đãi thì mình cởi mở được những tình chấp, là biết sống tùy duyên, tùy duyên như vậy là hết khổ. Hiểu như vậy thì tùy duyên mới thật, còn tùy duyên đụng đâu làm đó thì không phải.
HT. Thích Thanh Từ - Trích Ý Nghĩa Tùy Duyên
Các tin tức khác
- Câu chuyện những ngón tay ( 8/09/2015 4:10)
- Ý nguyện cuối cùng và di thư ( 7/09/2015 5:00)
- Vua rồng và tiếng chuông chùa ( 6/09/2015 4:59)
- Học hỏi trẻ con để sống trong hiện tại ( 6/09/2015 4:46)
- Lời dạy của thiền sư Tử Tâm Tân ( 6/09/2015 4:37)
- Một tảng đá ( 5/09/2015 4:18)
- Các nhà khoa học nói gì về thiền định ( 5/09/2015 3:55)
- Đức hạnh ( 4/09/2015 5:27)
- Không vướng mắc ( 4/09/2015 5:12)
- Đông Pha Học sĩ thuyết về việc ăn uống ( 4/09/2015 4:57)