An nhàn tự tại khi xem nhẹ danh và lợi

20/09/2015 3:48
Con người ta trong thế giới này thảy đều biết rằng Danh và Lợi đơn thuần chỉ là mối bận tâm phàm tục. Nhưng rất ít người có thể tránh khỏi sự cám dỗ của Danh và Lợi. Thay vào đó, hầu hết người ta sống cả đời đấu tranh và vướng vào vòng ràng buộc của Danh và Lợi.

Nếu một người luôn tìm kiếm danh lợi, anh ta sẽ không thể nào duy trì được sự trong sạch trong tâm hồn. Cuộc sống của anh ta sẽ giống như cuộc đua của Kua Fu với Mặt trời rực rỡ. Anh ta sẽ không bao giờ đạt được cái anh ta theo đuổi, mà chỉ vắt kiệt các cảm xúc và phải đối mặt với nỗi thất vọng khôn cùng. Quả thật, nếu chúng ta quan sát cuộc sống phàm tục này một cách bình thản, chúng ta có thể thấy được rằng ngay cả khi không cần phải nhọc sức chạy theo mọi thứ, ánh mặt trời sẽ vẫn luôn soi sáng chúng ta.

Einstein và bà Curie là 2 trong số những nhà khoa học nổi tiếng nhất hoàn cầu. Họ đã xem Danh và Lợi, mà hầu hết con người ta khao khát, một cách nhẹ nhàng. Có nhiều giai thoại nổi tiếng kể về họ.

Einstein có một lần đã nói rằng ngoài khoa học ra, không có thứ gì ông thực sự quan tâm yêu thích. Và cũng chẳng có thứ gì mà Einstein ghét cay đắng cả. Một lần nọ trong một chuyến đi biển du ngoạn, thuyền trưởng của con tàu đặc biệt chuẩn bị một căn phòng sang trọng nhất cho Einstein, nhưng ông đã từ chối món quà của viên thuyền trưởng. Trong mắt Einstein, bản thân ông không có gì khác biệt so với những người khác, do đó ông không thích chấp nhận cách đối đãi đặc biệt này. Đức tính khiêm nhường và chân thành của nhân cách khiến ông được nhiều người ngưỡng mộ.

Sau khi tìm thấy nguyên tố radium, nhiều người trên khắp thế giới đã viết thư đến Bà Curie, yêu cầu được biết phương pháp chiết xuất nó. Ông Curie đã ôn tồn trả lời, “Chúng tôi có 2 lựa chọn. Một là chúng tôi sẽ kể họ mọi thứ về cách chiết xuất radium mà không cần trả công điều gì cả”. Bà Curie đồng ý với chồng và nói, “Vâng, tất nhiên rồi”. Ông Curie nói tiếp, “Một lựa chọn khác là chúng tôi đặt vị trí của mình vào thế của những người phát minh và người giữ quyền sở hữu của phương pháp chiết xuất radium. Nhưng đầu tiên chúng tôi phải lấy bằng sáng chế cho công nghệ chiết xuất quặng uranium và thiết lập sở hữu độc quyền đến công nghệ radium trên toàn thế giới”. Giành được bằng công nhận đặc quyền có nghĩa rằng họ sẽ thu được những khoản tiền lớn và một cuộc sống cực kỳ tiện nghi. Ngoài ra, họ còn có thể để lại một khoản tiền lớn cho con cái thừa kế. Nhưng khi nghe đến đó, Bà Curie nói, “Chúng tôi không thể làm thế. Nếu chúng tôi làm vậy, chúng tôi sẽ vi phạm tiêu chí ban đầu khi quyết định đảm đương cuộc nghiên cứu khoa học này”. Vì thế Bà Curie đã từ bỏ danh và lợi mà bà vốn có thể có được một cách dễ dàng. Trong suốt cuộc đời, bà đã được trao 16 huy chương các loại và 117 danh hiệu cao quý, nhưng bà đã không xem nó như là một cái gì quan trọng cả. Một ngày nọ, một người bạn gái của bà đến thăm. Khi nhìn thấy đứa con gái nhỏ của Bà Curie đang chơi đùa với một cái huy chương vàng mà Viện hàn lâm Hoàng gia Anh quốc đã tặng cho bà, bà ta đã ngạc nhiên hết sức và hỏi Bà Curie, “Chiếc huy chương đó thể hiện một vinh danh cao quý. Làm sao bạn có thể để một đứa trẻ đối xử với nó như một món đồ chơi?”. Bà Curie mỉm cười và nói, “Tôi muốn con của tôi biết rằng vinh danh chỉ là một thứ đồ chơi. Bạn chỉ có thể chơi với nó thay vì bảo vệ nó. Làm khác đi, bạn sẽ không thành tựu được gì cả”.

Hai nhà khoa học lớn nhất đã để lại một tấm gương cho người đời những ai đang cố gắng dốc toàn lực để truy cầu Danh và Lợi. Nếu người ta duy trì một trái tim trong sáng và cố gắng hết sức để hoàn thành những trách nhiệm của mình, những thành tựu của anh ta sẽ thành hiện thực. Anh ta sẽ có được vinh danh mà anh ta đáng được nhận. Không truy cầu Danh và Lợi là cách mà người ta bắt đầu một thành công thực sự.

 

Theo Chánh Kiến

Các tin tức khác

Back to top