- Mỗi người trọn có cái này, chỉ vì dùng chẳng được.
Cái này là cái gì? Là mặt trăng trên trời phải không? Không. Nó chính là cái mình vừa thấy thì liền biết, chưa qua phân biệt, chưa từng động. Chỗ này, Thiền Sư Hương Hải có nói kệ rất hay:
Vượn lẻ hú rơi, trăng lưng núi,
Khách quê ngâm lụn ngọn đèn khuya.
Cảnh đấy, người đây ai biết được,
Thiền tăng ngồi lặng sâu núi kìa.
Dưới cảnh gió mát trăng thanh, chỉ có thế thôi hay còn gì khác nữa? Nếu chúng ta là chú vượn lẻ, không bám víu bè bạn bên ngoài, thì khi hú lên một tiếng sẽ làm cho trăng sau núi rụng rơi từng mảnh. Nếu mình là một gã khách quê thẳng đó không mưu lược thì mới ngâm lụn được ngọn đèn giữa đêm khuya thanh vắng. Nếu được như thế thì giữa cảnh trăng thanh và người đang ngắm, nào có chỗ xen hở cho tình thức phân biệt xen vào! Mới hay ra, có một vị thiền tăng đang ngồi lặng lẽ bất động trong núi sâu thẳm kia kìa. Vị đó là ai? Là người đang biết ngắm trăng đây!
Khi chúng ta ngắm trăng, cái gì vừa thấy vầng trăng thì biết mà không động đó? Ngài Ngưỡng Sơn nói, ai cũng có cái đó hết mà đáng tiếc là chưa biết dùng, chưa dùng được. Vừa lúc ấy, ngài Trường Sa nói:
- Ta sẽ dùng thay cho ông.
Lại có thể dùng thay cho người khác được sao? Nếu là người đã tỏ thì sẽ thấy cơ Ngài Trường Sa đang sống. Nếu chưa tỏ thì đây là cái bẫy làm lầm chết người. Ngài Ngưỡng Sơn không dễ dàng như người khác, liền tung thêm bẫy:
- Thỉnh Sư thúc dùng xem!
Ngài Trường Sa đạp một đạp khiến ngài Ngưỡng Sơn té nhào.
Chỉ là dùng cho người khác thấy thôi sao? Với Ngài Ngưỡng Sơn đã tỏ rõ thì hai bên không ngăn cách, nhưng mỗi bên đều có tác dụng kỳ đặc rõ ràng. Quý phật tử thấy cái dụng chưa? Nói là ai cũng có cái đó, nhưng mà không dùng được. Nếu mà không dùng được thì ai đang biết nói đó, đang mở miệng biết nói rõ ràng thì sao lại nói là không dùng được? Dù cho có nói là "không dùng được", "chưa dùng được" thì cũng là đang dùng nó. Đạp một đạp té nhào là biết dùng được hay không liền. Ai đang đạp và ai liền đó biết té? Ngài Ngưỡng Sơn lồm cồm ngồi dậy nói:
- Sư thúc thật giống như một con cọp.
Đây là một lời tâm đắc đáo để, như một con cọp mạnh, đụng đến liền vồ. Nếu không phải là người thường sống trong ấy thì không thể vồ nhanh như thế được. Và phải là Ngài Ngưỡng Sơn thì mới có thể nhận ra con cọp hùng này. Ngài Trường Sa có hiệu là Cảnh Sầm nên sau này người ta gọi Ngài là con cọp Sầm.
Quý vị đã rõ vầng trăng nơi chính mình chưa?
Thích Tâm Hạnh - Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã
Các tin tức khác
- 29 bức ảnh ấm áp lay động lòng người ( 8/10/2015 3:23)
- Cuộc kiểm nghiệm ( 8/10/2015 2:53)
- Về quê ( 7/10/2015 4:02)
- THỰC TẬP: Tha thứ ( 7/10/2015 3:56)
- Phân dơ trong bát ( 7/10/2015 3:50)
- Anh nếu biết ( 5/10/2015 5:38)
- Dụng Công Lầm Nhận “Bình Thường Tâm Là Đạo”: ( 5/10/2015 5:16)
- Lầm Nhận “Ngồi Nhập Định Như Cây Khô” Thành Bệnh ( 5/10/2015 4:51)
- Thầy giáo hết lòng giúp người ( 5/10/2015 4:42)
- Không đòi hỏi cảnh duyên thuận theo mình ( 4/10/2015 3:47)