Có lần, Ngài thấy vị thị giả dâng cơm, bất cẩn xẩy tay rơi mâm cơm xuống đất. Thầy thị giả sợ quá, vội lấy tay hốt cơm vô. Vì hốt vội nên cơm lẫn với đất đem dâng cho Ngài. Ngài thấy vậy tự trách mình: “Ta sống không làm lợi ích cho ai nhiều, nhọc công người cung cấp đến phải như thế.”
Ý của Ngài là thấy mình sống không làm được lợi ích cho ai nhiều mà còn phải làm phiền người. Từ đó, Ngài mặc áo bằng lá cây, ăn các thứ trái lượm được trong núi rừng chứ không dùng cơm để khỏi cần người cung cấp. Trải qua mười năm như vậy.
Đó là tinh thần tự trách mình, người tu được như vậy thì nhẹ nhàng không phiền não. Đây là những phương cách và là kinh nghiệm để chúng ta học hỏi. Người học đạo phải khéo biết soi lại như vậy.
TT. Thích Thông Phương - Trích Tập Nói Lời Xin Lỗi
Các tin tức khác
- Diệt trừ phiền não (27/10/2015 3:05)
- Muốn an lạc, được an lạc (26/10/2015 3:31)
- Pháp Thiền ra đời là do nhu cầu tự nhiên của loài người (26/10/2015 3:18)
- Gia đình (26/10/2015 2:38)
- Nguyệt Khê pháp sư (24/10/2015 2:46)
- Khuyên người làm quan (23/10/2015 2:46)
- Dục Vương Tôn Phác Thiền Sư ngộ đạo (23/10/2015 1:57)
- Biết đến cái ngu của mình (22/10/2015 4:04)
- Đừng giữ mãi những hằn học (22/10/2015 3:13)
- Đại Sư Liên Trì nói về giới sát phóng sinh (21/10/2015 2:51)