- Ví như hành khách nương ở lữ quán, hoặc ngủ hoặc ăn uống. Ăn uống ngủ nghỉ xong liền thu xếp hành lý, tiếp tục cất bước, không nhàn rỗi ở lại. Nếu thật là chủ nhân thì tự không đến đi. Suy nghĩ như thế, không trụ là khách, trụ lại gọi là chủ nhân. Lại nữa, ví như sau cơn mưa mặt trời mọc lên, ánh sáng chiếu soi khắp hư không, thấy rõ tướng của bụi bặm. Bụi bặm tánh vốn dao động. Hư không tánh vốn tịch tĩnh an nhiên. Lắng đọng tịch tĩnh gọi là hư không. Dao động gọi là bụi bặm, khách trần.
Khách trần tức là bụi bặm, dụ cho vọng tưởng. Hư không tức là chủ, dụ cho tự tánh. Thường trụ chính là chủ nhân, vốn không như lữ khách lúc đến lúc đi. Chủ nhân dụ cho tự tánh thường trụ, vốn không tùy theo vọng tưởng mà chợt sanh chợt diệt. Vì vậy bảo rằng nếu vô tâm nơi muôn vật, thì sợ gì muôn vật quấy nhiễu làm trở ngại mình.
Chất trần, tức bụi bặm tự dao động, vốn làm chướng ngại hư không tịch tĩnh vô trước. Ví như vọng tưởng, vốn tự sanh diệt nhưng không ngăn ngại tự tánh vô trước, như như bất động. Thế nên bảo rằng một niệm không sanh, muôn pháp chẳng lỗi.
Trong đây chữ "Khách" là nghĩa thô, còn chữ "Trần" là nghĩa vi tế. Người sơ phát tâm tu đạo, đầu tiên phải cần nhận thức hai chữ "Chủ" và "Khách" thì không còn bị vọng tưởng trói buộc lôi kéo. Tiến thêm một bước nữa là phải hiểu rõ hai chữ "Không" và "Trần" thì vọng tưởng không thể làm trở ngại. Vì thế bảo rằng nhận rõ thì không còn là oán thù. Nếu lãnh hội rõ ràng được như thế thì công phu tu đạo đã đi quá nữa đường rồi.
HT. Hư Vân
Các tin tức khác
- Không tranh ( 3/11/2015 3:38)
- Lễ Phật là để nhắc mình nhớ lại Đức Phật nơi mình ( 3/11/2015 3:32)
- Thực hành hàng ngày ( 3/11/2015 3:16)
- Tình yêu đích thực ( 2/11/2015 4:13)
- Tâm thiết tha vì việc sanh tử, cùng phát tâm lâu dài ( 2/11/2015 3:46)
- 10 triết lý sống của Albert Einstein ( 2/11/2015 3:15)
- Vì sao những thành phần "đội sổ" trong lớp luôn là các cá nhân thành công trong cuộc sống ( 2/11/2015 3:09)
- Đừng làm khổ chính mình ( 1/11/2015 3:42)
- Tâm tịnh thì cõi tịnh ( 1/11/2015 3:20)
- Quý thời gian như vàng ngọc là đạo lý của người quân tử ( 1/11/2015 2:55)