Đức Phật đã phải hi sinh vô lượng kiếp, chịu vô lượng cực khổ, phiền não để tìm ra con đường giải thoát. Còn chúng ta chỉ việc đi trên con đường ấy thôi mà chẳng lẽ không cất bước nổi sao!
Nếu bạn là người giàu có, hạnh phúc thì bạn đang là người có đầy đủ phước báu để thuận lợi hơn trong việc tu hành. Bạn đang hái quả ngọt thì phải biết trồng lại căn lành, nhân thiện để có thể hưởng tiếp. Chứ nếu cứ xài mãi phước rồi gây nghiệp thì sớm muộn gì cũng khổ. Hơn nữa, người có đầy đủ tất cả mà tu thì thường rất dễ chứng đắc vì khi đó là họ đã giác ngộ thực sự.
Giống như các vị tu sĩ hiện nay, có nhiều người xuất thân từ những ngành nghề đem lại nguồn tài chính rất lớn như kiến trúc sư, hoa hậu, chính trị gia… Họ đã có được sự giàu sang cũng như đạt đến đỉnh cao của danh vọng nhưng cuối cùng những thứ đó cũng không níu chân họ ở lại với đời. Họ thấu hiểu sâu sắc đâu mới là con đường mình cần theo đuổi và thứ “vật chất” đáng giá nhất trên đời này chính là sự giải thoát.
Nêu bạn là người nghèo khổ thì bạn càng phải tu. Bạn đã gặp biết bao nỗi khó khăn, cơ hàn thì tại sao lại không cố gắng để thay đổi thực tại ấy? Dường như bạn là người đã thấu hiểu được tận cùng sự vất vả cũng như nỗi nhọc nhằn của cuộc đời. Khi bạn đã bước vào con đường tu tập thì bạn sẽ không còn mặc cảm chuyện giàu nghèo nữa. Bạn sẽ coi sự thiếu thốn về vật chất chính là cơ hội để cho bạn tìm đến được sự “giàu có” trong tâm hồn. Ngoài ra, bạn có một lợi thế là “không có gì để mất” nên dễ phát tâm tinh tấn tu hành, quyết tu cho được để không uổng phí một kiếp người cực khổ.
Nếu bạn đang là người thất bại thì bạn cần phải tu để hiểu được đời là vô thường, danh lợi tiền bạc chỉ là giả tạm thoáng qua. Còn sức khỏe, trí tuệ là còn tất cả vì đó là tài sản lớn nhất, ráng lo tu hành để phước đức tăng trưởng thì lo gì không có ngày hái quả ngọt.
Còn nếu bạn đang là người gặp đau khổ trong chuyện tình cảm, mất người thân… thì cần phải hiểu tình ái chỉ làm khổ đời người. Nó chính là sợi dây trói buộc chúng ta cứ mãi luân hồi trong bể khổ. Đây là nỗi khổ do tâm tham ái của phàm phu nên chỉ khi biết tu, có được tâm Phật thì mới diệt trừ được những điều ấy.
Và nếu bạn là người già cả, bệnh tật thì càng phải tu gấp vì bạn là người cảm nhận được cái chết gần hơn ai hết. Hãy xem mỗi ngày là một cuốc chiến giành lại khoảng thời gian lãng phí đã qua. Ưu điểm của bạn là dễ buông xả hết mọi thứ để chuyên tâm lo việc tu hành nên hiệu quả sẽ vô cùng lớn.
Như vậy, dù bạn có xuất thân từ tầng lớp nào đi chăng nữa thì cũng không thể tránh được những thứ phiền não của thế gian. Ở đời thử hỏi có ai sống mà chưa từng buồn chán hay thất bại từ chuyện công việc, học tập, tình cảm đến chuyện gia đình. Có biết bao nhiêu điều khó khăn, bất trắc bủa vây lấy ta. Khi không thể cân bằng được những điều ấy ta sẽ cảm thấy chán nản, tuyệt vọng, cứ thế lún sâu trong đầm lầy của chính mình.
Chính trị gia nổi tiếng Benjamin Franklin có một câu nói rất nổi tiếng: “Many people die at 25 and aren’t buried until they are 75” (“Có những người đã chết ở tuổi 25 và chỉ đến 75 tuổi mới được chôn”).
Xã hội hiện tôn vinh giá trị vật chất, thờ ơ về tinh thần nên nhiều vấn đề phát sinh và chúng ta theo đó bị ảnh hưởng. Với tôi việc thực hành theo giáo lý của đức Phật sẽ giúp chúng ta nhìn nhận cuộc sống một cách khách quan hơn, bớt đi màu sắc u ám. Mỗi người tự tìm con đường tu tập cho riêng mình sẽ giúp họ hoàn thiện bản thân, biết trân trọng từng phút giây của hiện tại và sống một cách có ích cho đời.
Các tin tức khác
- Tuân thủ năm giới, bình an cho chính mình, cho gia đình và xã hội (31/01/2016 5:27)
- Sống an vui (30/01/2016 3:56)
- Bí quyết làm cửa kính sạch bong sáng bóng đón Tết về (30/01/2016 3:47)
- Sống lạc quan không chỉ là cho hiện tại mà còn cho tương lai (30/01/2016 3:43)
- Bi vô lượng (29/01/2016 4:01)
- Nghiệp của "ác khẩu" (29/01/2016 3:48)
- Học tập tận tâm, tận lực, tận khả năng (29/01/2016 3:40)
- Động tác lễ Phật đầu Xuân thế nào cho đúng? (27/01/2016 3:40)
- Sống lạc quan để nuôi dưỡng khát vọng vươn tới tương lai (27/01/2016 3:25)
- Thay đổi cách nhìn (25/01/2016 11:38)