Vậy câu thành ngữ này nên được hiểu thế nào?
Câu thành ngữ đề cập đến 3 người quan trọng có nhiều công ơn nhất đối với chúng ta: cha, mẹ, thầy. Và trong cuộc sống bon chen phải lo đủ thứ cơm áo, gạo tiền như ngày nay khiến cho con người ta đôi khi không có thời gian để thăm hỏi những bậc sinh thành, dưỡng dục. Và dịp Tết chính là dịp gia đình đoàn tụ, con cái xum vầy để hết mực quan tâm, thăm hỏi đến những người đặc biệt.
Câu thành ngữ này cũng nói đến phong tục rất là đẹp của dân tộc ta, đó là sự kính trọng, quan tâm, chăm sóc đối với những người trên trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Và câu nói “mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy” chính là lịch trình để mọi người đi lại, thăm hỏi nhau trong 3 ngày tết. Nhưng vì sao lại như vậy?
Mùng 1 tết cha: Nhà cha là nhà bên họ nội. Ngày mùng Một thiêng liêng nhất nên ai cũng về từ đường bên họ nội cúng gia tiên, viếng thăm, mừng tuổi và chúc tụng họ hàng. Theo thông lệ, người con cả, người anh cả, người cháu đích tôn vào trước, sau đó đến hàng em út vào sau, lần lượt nói lời chúc tụng ông bà, cha, mẹ sức khoẻ và những điều tốt lành. Ông bà cha mẹ bên nội chúc tết con cháu kèm theo những đồng tiền mới bọc trong giấy hồng điều goị là cho lộc con cháu để con cháu lấy may.
Mùng 2 tết mẹ: Sang đến ngày mùng 2, cả gia đình sẽ sang nhà bên ngoại. Nghi thức cũng tương tự như bên nội. Con cháu chúc tụng ông bà cha mẹ và ông bà cha mẹ mừng tuổi con cháu bằng những đồng tiền mới bọc trong giấy hồng điều tượng trưng.
Ngày mùng 3 là tết Thầy:Người Thầy có một vị trí cao trong quan niệm của dân gian. Điều đó cho thấy rằng đạo lý tôn sư trọng đạo của dân tộc ta quả là rất tốt đẹp. Vào ngày này, học trò đến thăm Thầy Cô giáo, chúc mừng năm mới và chúc sức khỏe Thầy Cô. Đây là dịp để các học trò cũ đến thăm thầy cô giáo một thời và để ôn lại kỷ niệm xưa.
Tết Nguyên đán, kỳ nghỉ lễ dài nhất trong năm, quả là một khoảng thời gian đẹp để mọi người gặp gỡ, chúc nhau những điều tốt đẹp trong năm mới. Tết còn với một ý nghĩa sum họp, sum vầy gắn kết mọi người gần nhau hơn, cũng là dịp để nghỉ ngơi sau một năm bận rộn trong công việc. Dù đã là sinh viên, tôi rất thích khoảng thời gian nghỉ Tết.
Theo BlogPhuNu
Các tin tức khác
- Vài bài thơ chúc Tết ( 9/02/2016 12:49)
- Việc lành đầu năm ( 9/02/2016 12:42)
- Cái nhìn mùa xuân ( 8/02/2016 2:18)
- Những điều cần biết về lễ cúng giao thừa và lệ "xông đất" ( 8/02/2016 2:09)
- Xông đất không tốt, mất vượng khí? ( 8/02/2016 1:58)
- Khổ đau mầu nhiệm ( 8/02/2016 1:55)
- Ngủ an lành ( 7/02/2016 2:55)
- Chuyện Phật chỉ ra điều tốt và điều ác ( 7/02/2016 2:42)
- Những câu chuyện về Tết cổ truyền mẹ nên kể cho bé nghe ( 7/02/2016 2:14)
- Bốn hạng kẻ thù và bốn hạng người đáng thân ( 6/02/2016 1:44)