Có một lần Đức Phật đã nói rằng: 'Giống như một con khỉ chuyền từ cây nầy qua cây khác, nó nắm lấy một cành cây rồi chỉ buông tay ra khi nó nắm được một cành cây khác, con người cũng như thế, tư-tưởng, tâm hoặc ý-thức của họ phát-sinh và biến-mất liên-tục, không-ngừng suốt ngày đêm' [2] (S.II, 95).
Bất cứ ai chỉ cần bỏ ra một chút thời gian, quan sát tâm của chính mình, rồi sau đó theo dõi một bầy khỉ sẽ phải nhìn nhận rằng, sự so sánh của Đức Phật là một điều chính xác, và không có gì là quá đáng.
Trong một lần khác, Đức Phật có nói rằng một người có nhiều lòng ham-muốn mà không tự kiểm-soát được 'thì giống như một con khỉ đi tìm kiếm trái cây trong rừng, cứ lo chuyền từ cây nầy sang cây khác' [3] (Dhp.334).
Ngược lại với điều nói trên, Đức Phật khuyên bảo các đệ tử của ngài, là họ hãy lo rèn luyện bản thân để phát triển 'tâm họ giống như một con nai rừng' [4] (miga bhåtena cetasà, MI, 450). Nai rừng là loài sinh vật đặc-biệt hiền-lành, luôn luôn đề-phòng và nhận-biết mọi việc chung quanh, dù cho chúng đang làm gì.
SÁCH THAM KHẢO:
Thuần-Phục Con Khỉ Trong Tâm, Thubden Chodron, 1995.
GHI CHÚ:
1) Truyện Tiền Thân Đức Phật Với Lời Bình Luận , ed. V. Fauseboll, London PTS 1877-96
2) Kinh Tương Ưng Bộ, ed. L. Feer, PTS London 1884-98
3) Kinh Pháp Cú, ed. O. Von Hinuber, K. R. Norman, PTS Oxford 1994
4) Kinh Trung Bộ, ed. V. Trenchner, R. Chalmers
Nguồn: www.buddhisma2z.com - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
Các tin tức khác
- Nói làm sao cho đúng (11/02/2016 4:34)
- Nói ác khẩu bị đọa làm khỉ (11/02/2016 3:57)
- Hãy tự biết mình ( 9/02/2016 7:12)
- Năm thân nói chuyện con khỉ ( 9/02/2016 7:02)
- Xuân Di Lặc, khởi nguồn của từ bi ( 9/02/2016 1:23)
- Khai tâm cho mùa xuân mới ( 9/02/2016 1:20)
- Vì sao nói 'mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy'? ( 9/02/2016 1:10)
- Vài bài thơ chúc Tết ( 9/02/2016 12:49)
- Việc lành đầu năm ( 9/02/2016 12:42)
- Cái nhìn mùa xuân ( 8/02/2016 2:18)