Như thế, “Đừng giết” trở thành “Hãy yêu thương mọi chúng sanh bình đẳng và từ bi.” “Đừng trộm cắp” trở thành “Hãy bố thí và tạo công đức.” “Đừng tà dâm” trở thành
“Hãy nuôi dưỡng thân tâm trong sạch và chân chính.” “Đừng nói dối” trở thành “Hãy nói lời chân thật và giữ thành tín.” “Đừng uống rượu” trở thành “Hãy luôn giữ trí tuệ sáng suốt và ngay thẳng.” Hiểu giới như thế, giới không phải là những gì bạn giữ do không làm điều gì đó. Đúng hơn, bạn giữ giới bằng cách đặt ý Phật vào hành động. Khi bạn dựa vào và giao mọi vật cho bản tâm thanh tịnh sẵn có, mọi
giới được giữ gìn một cách tự nhiên.
Nếu dơ, hãy làm sạch nó. Nếu bừa bãi, làm cho nó ngay ngắn. Nếu bị yếu, hãy làm nó vững chắc. Đây là giữ giới. Sống chân thật và ngay thẳng trong khi chăm lo sự việc trong đời sống là giữ giới.
Nếu bạn tu dưỡng tâm, tự nhiên bạn giữ giới. Người ta tranh đấu với chính mình, nghĩ “Tôi phải giữ giới,” cuối cùng thất bại. Đừng quan tâm dù là giới hay gì khác, bạn phải đưa mọi vật trở về bản thể, rồi giới tự nhiên được giữ. Tuy nhiên, những hành giả nên hiểu lịch sử và mục đích đằng sau giới luật. Hiểu chúng và giao chúng cho bản thể. Trong lối này, bạn có thể áp dụng chúng trong đời sống thường nhật một cách tự nhiên.
“Đừng làm thế này, đừng làm thế nọ” không phải là ý nghĩa thật sự của giới mà Phật ban hành. Cho dù sự việc là tốt, nếu bạn làm quá trớn, nó có thể trở thành xấu. Dù sự việc được cho là xấu, nếu bạn làm vì nhu cầu và hoàn cảnh, nó có lẽ không nhất thiết là xấu.
Nếu bạn đưa mọi sự đến bản thể, giới sẽ tự nhiên được giữ, dù cho bạn không thường xuyên nghĩ về chúng. Khi điều này xảy ra, giới là những cánh của tự do. Đừng cố tự thích nghi với giới. Hay hơn, hãy để giới, đã sẵn trong bạn, biểu hiện ra một cách tự nhiên.
Nếu bạn hoàn toàn buông tư tưởng về “tôi”, và nhận ra bản tánh của mình, nghiệp mà bạn tích lũy từ vô thủy không thể trói buộc bạn.
Khi bạn thực sự biết bản tánh, bạn tự nhiên cũng biết giới là gì, vì vậy bạn không phải cố phân biệt giữa điều gì phù hợp với giới và điều gì không.
Nhưng nếu bạn dính mắc vào nghi thức và luật lệ, tư tưởng về “tôi” không chết và bạn không thể kinh nghiệm lãnh vực tâm linh.
Trong khi giữ giới, bạn không nên để chúng trói buộc. Đây là lý do trung đạo là cần thiết.
Không cần đi vòng quanh gây xáo trộn. Hãy yêu thương người khác. Hãy thấy mọi vật bình đẳng, hãy nói năng tử tế và lịch sự, và có tâm rộng lớn bảo bọc người khác.
Trích Không Có Sông Nào Để Vượt Qua - Ni sư DAEHAENG
Các tin tức khác
- Lợi ích của việc đi kinh hành (19/03/2016 1:00)
- 7 lời khuyên dạy đáng suy ngẫm của Thiền sư Kodo Sawaki (19/03/2016 12:55)
- Những mặt khác nhau của hạnh kham nhẫn (19/03/2016 12:53)
- A-La-Hán có phàm thân hay không ? (19/03/2016 12:38)
- Đặng Thông đến chết cũng không tránh được thiên ý (19/03/2016 12:02)
- Tình yêu thương dành cho kẻ thù (18/03/2016 3:09)
- Hạnh phúc chân thật (18/03/2016 3:06)
- Không quyến luyến, không trốn tránh (17/03/2016 12:34)
- Đi chùa ...nhưng tránh những hành động làm động tâm người tu (16/03/2016 11:11)
- Hành động thanh tịnh (15/03/2016 11:47)