Dính chặt trên da và thấm vào thịt; từ thịt ngấm vào tận xương tuỷ. Giống như con mọt trên cây, đục khoét từ vỏ, sau đó nó ăn rỗng cả thân gỗ, rồi nó ăn sâu vào tận gốc lõi, cho đến khi cái cây chết héo.
Chúng ta lớn lên cũng như vậy. Nó trở thành tiềm thức chôn vùi trong tâm khảm. Cha mẹ dạy cho chúng ta phải biết đạt được nhiều thứ trong cuộc đời, phải biết nắm giữ, biết đánh giá những gì giá trị trên thế gian này, tin rằng chúng ta tồn tại như những thực thể riêng biệt và chúng ta sở hữu nhiều thứ trong cuộc đời. Từ khi mới lọt lòng chúng ta đã được dạy như vậy. Chúng ta nghe đi nghe lại nhiều lần nên nó đã ngấm sâu vào trong tâm khảm, và trở thành cố hữu. Chúng ta được dạy phải biết cách đạt được mọi thức trong cuộc đời, phải biết tích trữ và nắm giữ, phải coi nó quan trọng như chính cuộc sống của chúng ta. Cha mẹ biết vậy nên họ đã dạy lại cho chúng ta làm theo, vì thế nó ăn sâu vào tâm chúng ta, ngấm vào xuơng cốt của chúng ta.
Khi chúng ta muốn tập thiền và nghe những lời chỉ dạy về tâm linh, mọi thứ dường như vô cùng khó hiểu. Chúng ta được dạy để bỏ đi cách tư duy và hành động theo thói quen cũ, nhưng khi chúng ta nghe giảng về điều đó, âm thanh về giáo lý đó loáng thoáng ngoài tai, lờ mờ, khó hiểu và chẳng có tác dụng gì. Loài người thậm chỉ không biết gì về chính mình.
Giống như trọng trận thi đấu quyền anh, ta cứ đấm hoài mà đối thủ thì cứ trơ trơ không gục ngã. Chúng ta bị mắc kẹt ngay trong cái ngã của chính mình. Các nhà thông thái từng nói, di chuyển cả quả núi còn dễ hơn là di chuyển cái ngã mạn của một người.
Chúng ta có thể dùng chất nổ để san bằng cả quả núi và sau đó có thể xúc hết chỗ đất đó đổ ra chỗ khác, nhưng cái “ta” của mỗi người, thì chao ôi! Các nhà thông thái có thể dạy chúng ta cả cuộc đời mà chúng ta vẫn không thể diệt trừ được chữ “ngã”. Tà kiến của chúng ta và những thói quen xấu khó mà đổi thay, chúng ta thậm chí không hề hay biết gì về điều đó. Các nhà hiền trí nói, diệt trừ các ngã mạn và thay đổi tà kiến và việc làm khó nhất.
Đối với chúng ta, tu tập để thay đổi từ những kẻ phàm nhân (puthujjana) thành những chúng sinh đạo hạnh (kalyanaja) là việc là rất khó. Puthujjana là những kẻ sống trong màn đêm u tối, những kẻ vô minh, kẹt sâu trong bóng tối và sự ngu mờ. Kalyanaja là người đã thắp lên ánh sáng. Nếu chúng ta có dạy những kẻ đang sống trong u tối để họ thắp lên ánh sáng thì họ cũng sẽ không làm theo, vì họ không hiểu tình trạng của họ, họ không biết họ đang ở trong bóng tối. Vì thế họ vẫn tiếp tục loạng quạng trong vô minh.
Khi đi qua bãi phân trâu, chúng ta không bao giờ nghĩ đó là của ta, và tất nhiên không bao giờ có ý định nhặt lên. Chúng ta sẽ bỏ nó ở đó, vì chúng ta biết nó là cái gì. Cũng như vậy, nó là cái gì đó rất tốt trong thế giới của sự dơ bẩn. Điều bất thiện là thức ăn của kẻ xấu. Nếu ta có khuyên họ làm những điều thiện thì họ cũng chẳng thèm quan tâm, họ sẽ không thay đổi vì họ không thấy sự nguy hại của những điều bất thiện. Nếu không nhìn thấy sự nguy hiểm của những điều bất thiện, thì chẳng có cơ hội gì chúng ta có thể biếndơ bẩn thành tinh khiết. Nếu ta nhận thức được điều đó, ta sẽ nghĩ, “ Ồ! Cả một đóng phân trâu chẳng có được giá trị của một hạt bụi vàng!” Lúc đó ta sẽ muốn đổi để có được một hạt vàng, ai cần giữ phân trâu làm gì. Nhưng nếu ta không nhận ra được điều đó, ta sẽ muốn làm chủ cả một đống phân trâu. Thậm chí nếu có ai muốn đổi kim cương hay hồng ngọc, ta cũng sẽ không thèm đoái hoài.
Đó là những gì quý báu đối với những kẻ bất thiện. Vàng, đồ trang sức, kim cương là những gì quý báu trên thế gian này. Những gì hôi thối, rữa nát là thức ăn ngon cho lũ ruồi nhặng và côn trùng, nếu ta có xức dầu thơm lên đó, chúng sẽ bay trốn ngay. Tà kiến cũng như vậy, những gì nhơ bẩn thì chúng sẽ thấy tốt. Nếu chúng ta có nói cho chúng biết cái đó hôi thối lắm, thì chúng sẽ nói cái đó rất thơm. Không dễ dàng gì mà có thể thay đổi được cách nhìn nhận của chúng. Thật khó mà dạy cho chúng biết.
Nếu ta cho chúng cả bó hoa tươi , chúng cũng chẳng thèm màng tới, thậm chí trả tiền cho chúng, chúng cũng không thèm đến. Thế nhưng ở đâu có xác chết con thú nào nó hôi thối , chúng sẽ đến ngay lập tức. Không cần gọi, chúng cũng sẽ bay tới. Tà kiến là như vậy. Chúng vui thú trong những gì nhơ bẩn. Những gì hôi thối chúng sẽ thấy thơm. Chúng sà xuống, đắm mình trong đó. Những gì thơm ngọt đối với loài ong thì lại chẳng thơm ngọt gì đối với loài ruồi nhặng. Ruồi nhặng chẳng thấy thơm ngọt gì nên chúng chẳng thèm màng tới.
Thiền sư Ajahn Chah
Các tin tức khác
- Biết ơn giúp chúng ta vững bước hơn trong cuộc sống (23/08/2016 12:38)
- Bí ẩn trong bài thuốc trường sinh của vị thiền sư nổi tiếng nhà Đường là gì? (23/08/2016 12:31)
- Ga xe lửa và những chuyến tàu (22/08/2016 12:18)
- Tu tập để ra khỏi luân hồi sanh tử (21/08/2016 12:04)
- Sự nghiệp giác ngộ (20/08/2016 11:45)
- Hóa giải những rắc rối trong quan hệ gia đình theo lời Phật dạy (20/08/2016 12:21)
- Buông xả ưu phiền - chấp nhặt làm gì cho thêm đau khổ! (20/08/2016 12:19)
- Bao nhiêu ... (19/08/2016 1:14)
- Ngũ đăng hội nguyên - Còn có cái đó sao? (18/08/2016 12:11)
- Truyền thống Lễ Vu Lan (18/08/2016 12:03)