Ở đây ai cũng tự nhận mình là người khổ nhứt trên đời hết, không ai là khổ nhì, khổ ba hết, mỗi người đều có những khó khăn, các vị có những khó khăn của quý vị, và tôi cũng có những khó khăn của mình. Tuy nhiên vấn đề còn lại là mỗi chúng ta có một thái độ như thế nào để đón nhận những khó khăn đó. Hoặc là dung lượng trái tim của chúng ta lớn như thế nào để đón nhận những khó khăn đó. Một câu nói không dễ thương hay một hành động không dễ thương không làm mình nổi giận được nếu trái tim mình đã đủ lớn rồi, còn mình nổi giận, còn mình bực tức, là tại vì trái tim mình nhỏ xíu, mình tu tập, mình làm ăn sao mà cuối cùng trái tim mình không phải một tô mà là một chén, hay có một chum, cho nên vài cục muối vào là nó mặn chát.
Và Đức Phật nói các vị trái tim chúng ta hay lắm, tuyệt vời lắm, nó có khả năng nới rộng, tới cái mức là vỏ lượng, không còn biên giới, vô lượng tâm, nó không còn giới hạn nữa, nó còn vượt cả đại dương nữa, đừng nói chi một dòng sông. Nhưng nói chi cho cao siêu chúng ta chỉ mơ ước mình là một dòng sông thôi, trái tim mình là một dòng sông để rồi những người xung quanh mình muốn thảy vào bao nhiêu muối cũng được, vài chục nắm, thậm chí là vài vạ cũng không sao hết. Đức Phật nói cái này tùy thuộc vào dung lượng trái tim mình, vậy thì chữ santi, chữ nhẫn nhục, có nghĩa là mở trái tim ra để đón nhận những khó khăn mà không loại trừ. Nhẫn nhục tiếng Việt mình có thể dịch là chịu đựng, tiếng Hán Việt là nhẫn nhục, nó tương đương với tiếng Việt mình là chịu đựng, chịu là đồng ý, là chấp nhận.
Mình có đứa con hư, mình chịu, mình có một người chồng không dễ thương, mình chịu, mình có cuộc sống có khá nhiều khó khăn, chưa có hướng nào giải quyết hết, mình chịu. Hoặc là khi mình đến khám bịnh, bác sĩ nói: "Này chị, chị đã bị ung thư rồi" thì lúc đó mình không chịu. Làm sao mình bị ung thư được? Tại sao không phải là người nào khác mà lại là mình? Cho nên mình đã nhảy dựng lên, khóc lóc, than trời trách đất. Rồi 2, 3 tuần sao mình mới bắt đầu chịu, tức là chấp nhận mình đang bị bịnh ung thư. Ung thư là một sự thật không thể chối cãi được. Thì các bác sĩ mới nói khi chúng ta bắt đầu chịu rồi, chấp nhận sự thật đang xảy ra mà không còn chống cự lại nữa thì tiến trình trị liệu đã bắt đầu xảy ra, nghĩa là những tế bào ung thư ngưng phát tác, còn khi mà mình không chịu, mình tiếp tục kháng cự, kháng cự sự thật đó thì khổ đau sẽ xuất hiện và các tế bào ung thư phát tán rất nhanh. Mình có đứa con hư, mình phải học cách để mình chấp nhận, đó là sự thật. Chấp nhận không có nghĩa là bỏ cuộc, chấp nhận là không chống cự lại, không có chiến tranh, chấp nhận để rồi tìm cách tháo gỡ. Vậy thì chữ chịu là đồng ý, còn chữ đựng có nghĩa là chứa., giống như mình có cái chén mình đựng được bao nhiêu đó nước, còn mình có cái lu thì mình đựng được một số lượng nước lớn hơn, rồi mình có một dòng sông thì mình chứa đựng được nhiều nước, vậy thì trái tim các vị cũng có khả năng đựng, đựng nhiều hay đựng ít tuỳ thuộc vào công phu tu tập của các vị.
TRÍCH CHUYỂN HÓA CƠN GIẬN BẰNG SỨC MẠNH BÊN TRONG
Pháp thoại của Thầy Thích Minh Niệm
(Nguyên Tánh chuyển thành văn nói)
Các tin tức khác
- Muốn được an ổn cát tường phải biết lắng nghe (10/11/2016 3:20)
- Nhẫn nại là nhân duyên phụ nữ có sắc đẹp ( 8/11/2016 1:03)
- Phật tánh là bổn nguyên của tất cả chúng sanh ( 8/11/2016 1:02)
- Con đường tu thông thường của quảng đại quần chúng ( 7/11/2016 1:31)
- Đừng mong quy luật sẽ không xảy ra với bạn ( 6/11/2016 1:24)
- Buông xả tất cả các sự vật bên ngoài ( 6/11/2016 1:19)
- Biểu hiện của đức hạnh ( 5/11/2016 1:15)
- Chúng ta tu phải chân thành, thật thà ( 5/11/2016 12:33)
- TP.HCM: Đêm nhạc kỷ niệm 35 năm ngày thành lâp GHPGVN ( 4/11/2016 2:57)
- Bỏ phiền não thì nhất định tu thành Phật ( 3/11/2016 11:57)