Theo đạo Phật con người là một sự tổ hợp của năm nhóm (ngũ uẩn) vật chất và tinh thần: sắc (xác thân), và thọ, tưởng, hành, thức (tinh thần). Năm nhóm này biến đổi từng phút từng giây như một dòng nước. Khi mệnh chung, những nhóm ấy tan rã, nhưng kết quả của những hành động về thân, khẩu, ý của người ấy vẫn còn tác động.
Cái còn lại đó là nghiệp. Cái nghiệp này chất chứa những ước vọng thầm kín, nhưng mãnh liệt nhất của con người, là sự tham sống và sự luyến ái. Nên biết một kẻ tự tử, cũng không phải là đã hết muốn sống. Họ không muốn sống cái đời họ đang sống nên họ muốn chấm dứt nó để sống một đời sống khác tốt đẹp hơn. Và như thế, động lực của sự tự tử vẫn là do lòng tham sống mãnh liệt hơn. Lòng tham sống và ái dục là những nguyên nhân chính của những hành động của con người lúc sống, thì khi chết, cái kết quả của những hành động ấy vẫn là lòng tham sống và ái dục. Do lòng tham sống và ái dục ấy, nên khi lâm chung, nghiệp lực rời bỏ thân các này và đi tìm một thân xác khác gá vào để thỏa mãn những ước vọng tham dục của mình. Đó là nguyên nhân của kiếp sau.
Như thế, không cần có một linh hồn bất biến mới có đời sau. Sự nối tiếp từ đời này sang đời khác là do ở nghiệp cả. Nghiệp là động lực chính của dòng sinh mạng nối tiếp từ kiếp này sang kiếp khác, cũng như gió là nguyên nhân làm cho sóng dậy và tiếp nối từ làn này sang làn khác. Bao giờ còn gió nghiệp thì còn sóng đời. Gió nghiệp dừng nghỉ thì biển đời sẽ thanh tịnh. Và khi ấy sẽ không còn sống chết, đầy vơi gì cả.
HT. Thích Thiện Hoa
Các tin tức khác
- Cố chấp và khổ đau ( 6/03/2017 1:31)
- Tiếp nhận giây phút này ( 6/03/2017 1:28)
- Thiền sư Thích Nhất Hạnh một đời dạy thở từ Đông sang Tây ( 5/03/2017 1:57)
- Chưa buông được chỉ vì chưa đau thấu tận tâm can ( 4/03/2017 10:31)
- Tôi có cái bạn muốn ( 4/03/2017 2:24)
- Hãy vô tư ( 4/03/2017 2:08)
- Hãy thực tập thiền định ( 3/03/2017 1:05)
- Không nên nói nặng lời thành ác khẩu ( 3/03/2017 1:01)
- Tinh thần biết ơn và đền ơn trong Đạo Phật ( 2/03/2017 1:14)
- Mê lầm ( 2/03/2017 1:08)