- Ăn ở với cha mẹ đã hết lòng chưa ?
- Đối đãi với kẻ dưới đã hay thể tất chưa ?
- Xử sự với anh em đã hay thỏa thuận chưa ?
- Chơi với bạn bè đã hay tránh kẻ dở, gần người hiền chưa ?
- Nói ra câu gì, đã hay không thẹn với lương tâm chưa?
- Làm công việc gì đã hay không trái với công lý chưa ?
- Đãi người ngoài đã hay không thất lễ chưa ?
Hết thảy việc gì, việc gì cũng nghĩ để xử cho chu đáo, ngõ hầu mới xứng đáng làm người mà không xấu hổ’’.
Lương Khải Siêu (1873-1929), một danh nhân văn hóa đời Thanh (Trung Quốc) từng nhắc nhở:
“Mỗi ngày phải để ra ít khoảnh khắc, đứng ngoài cuộc đời, nhìn lại cuộc đời. Sau mỗi tháng mỗi năm, đều phải dành thời gian thích đáng để làm việc đó. Người tầm thường luôn bị cuộc đời cuốn đi, không thể dừng lại được. Kẻ sĩ lại thường xa rời cuộc sống của nhân quần, không hòa nhập được vào đời thường. Duy chỉ có những người có văn hóa thực sự mới luôn hòa nhập với đời thường, vừa có thể tách ra khỏi cuộc sống thường nhật để nhìn lại chính mình, nhìn lại cuộc đời’’.
Đây là những ý tưởng sâu sắc về phương châm sống. Nếu mỗi ngày trước khi đi ngủ để bước vào ngày mới, mỗi con người đều tự xét mình đối xử với cha mẹ, vợ con, anh em, bạn bè… đã trọn vẹn chưa. Mỗi người đều có bổn phận giữ gìn từ suy nghĩ tới lời nói, hành động, sửa mình cho tốt đẹp hơn, thì cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều.
Việc tách ra khỏi chính mình để nhìn lại mình, sửa mình, sống có ích hơn cho chính mình và đồng loại là phương châm sống thật thanh cao, giúp con người tìm được bản ngã của chính mình, có năng lực làm chủ suy nghĩ, làm chủ bản thân, lạc quan, yêu đời, tìm được bầu trời riêng trong sáng vô tận, minh mẫn, để rồi có cách ứng xử một cách tự tin, tự nhiên, phù hợp với mọi hoàn cảnh và đạt được kết quả cao trong cuộc sống. Phải chăng đây là phương pháp di dưỡng tinh thần, là bí quyết để tìm được niềm vui, hạnh phúc mà ta luôn khao khát? Song có lẽ vì phương châm sống ấy quá thanh cao nên chưa hẳn đã thích hợp với một bộ phận người trong cuộc sống sôi động và đa dạng ngày nay. Họ thực dụng, xô bồ, lún sâu vào ma lực và quyền lực của đồng tiền, sẵn sàng chà đạp lên mọi chuẩn mực đạo lý, pháp luật và dư luận xã hội, bất chấp quyền lợi chính đáng của gia đình, dòng họ, đất nước, tương lai của dân tộc.
Bộ phận người này luôn cao ngạo, không coi mình là người bình thường nên họ không xác định được điểm dừng, không tự biết mình, nói chi tới việc “tự tỉnh’’. (Người cao ngạo không hẳn là người có tri thức, có văn hóa hay có quyền lực, mà người ít tri thức, ít văn hóa, có địa vị xã hội bình thường cũng vẫn có thể cao ngạo, khinh người).
Trong xã hội ta đa số người đều sống lương thiện, chưa nói rằng trong mỗi con người tạo hóa đã ban cho hạt mầm lương thiện, nếu mỗi người mỗi ngày đều dành một ít thời gian để tự xét mình, thức tỉnh những hạt mầm tốt đẹp trong ta, khơi gợi những tiềm năng sáng tạo có ích vô bờ bến, thì chắc chắn mỗi người, mỗi ngày sẽ tốt đẹp hơn, gia đình có nề nếp, có lối sống văn hóa hơn, xã hội sẽ ngày một hạnh phúc.
Trần Vân Hạc (Hoa Linh Thoại)
Các tin tức khác
- Thương người nóng tính (30/10/2012 6:43)
- Buồn buông, giận bỏ. (19/10/2012 11:11)
- Món quà đáng quý trên đời (17/10/2012 11:57)
- Cảm Niệm Mùa Vu Lan (16/10/2012 4:41)
- Kính lạy Đức Bồ-tát Lắng Nghe... (16/10/2012 4:32)
- Không có cái gì tuyệt đối cả (16/10/2012 3:54)
- Giáo dục Phật giáo khác giáo dục thế gian (16/10/2012 2:39)
- Facebook và những ngôi chùa công nghệ (16/10/2012 2:35)
- Hạnh nguyện lớn của người tu (16/10/2012 2:32)
- Gia tài thực sự (16/10/2012 4:10)