Đó là những bài tập có sẵn trong kinh An Ban Thủ Ý. Khi có một cảm thọ đau buồn đi lên thì ta thở và nói:
Thở vào tôi biết trong tôi có một cảm thọ đau buồn
Thở ra tôi ôm lấy cảm thọ đau buồn đó và làm cho nó lắng dịu xuống
Trước đó chúng ta đã thực tập với hơi thở và với hình hài của mình. Bây giờ với cảm thọ đau buồn ta cũng thực tập như vậy, nhận diện, ôm lấy và làm cho lắng dịu. Đó là phép tu của mình. Nếu được ở trong một môi trường có nhiều người thực tập thì ta được hưởng năng lượng tập thể và đạt được tiến bộ mau chóng và dễ dàng hơn.
Cái đó là cái gì? Nó đang làm cho ta bực bội, giận hờn, lo lắng. Nó ngăn cản không cho ta có niềm vui trong giây phút hiện tại. Ta phải gọi tên nó ra. Tại sao nó có sức mạnh như vậy? Tại sao ta để nó làm cho ta hệ lụy? Cái đó có đáng để ta phí bỏ cuộc đời của mình hay không? Có biết bao mầu nhiệm trong cuộc đời mà sao ta lại bỏ đi vì cái đó? Cái đó quan trọng tới mức đó sao? Ta phải hỏi mình câu hỏi: Cái đó có đáng để ta làm mất cuộc đời của mình hay không? Nếu ta thấy cái đó không đáng thì đó đã là sự giác ngộ rồi. Và khi thấy được sự sống hết sức là mầu nhiệm và bình an, hạnh phúc có thể có trong từng bước chân, trong từng hơi thở thì ta có đủ sức mạnh để buông bỏ cái đó. Có cái đó hay không có cái đó cũng không quan trọng. Hạnh phúc của ta không tùy thuộc vào cái đó.
HT. Thích Nhất Hạnh
Các tin tức khác
- Cuộc đời quá ngắn ( 5/09/2017 3:23)
- Cảm niệm ngày Vu Lan ( 5/09/2017 3:19)
- Học để hoàn thiện chính mình ( 4/09/2017 12:20)
- Khi khó khăn bạn hãy nhớ ( 1/09/2017 8:49)
- Tịnh tín Tam Bảo là cơ sở của hiếu thuận (31/08/2017 2:36)
- Mỗi người hãy là một chiếc lá (31/08/2017 2:31)
- Tùy hỷ để bớt tâm tật đố (30/08/2017 2:47)
- Sự ngu dốt của con người làm khổ đau cho nhau (30/08/2017 12:59)
- Tâm từ vi diệu (28/08/2017 2:27)
- Suy nghĩ đúng để dấn thân (27/08/2017 1:31)