Ở đây, lòng từ bi không chỉ hướng ra ngoài mà còn dành cho bản thân. Từ bi với người khác nghĩa là nhận ra và tôn trọng nỗi đau của họ. Theo các nhà tâm lý học, hành động này làm nảy sinh sự quan tâm, lo lắng, chăm sóc của bạn dành cho người đó.
Từ bi với chính mình là tử tế với bản thân ngay giữa lúc rối bời hay đau đớn về mặt tinh thần. Phó giáo sư tâm lý học giáo dục Kristin Neff tại Đại học Texas (Mỹ) giải thích lòng từ bi này khác hẳn với tự thương hại. Thay vì day lại nỗi đau và tự chỉ trích một cách cay nghiệt, bạn nhìn những thứ đã qua như một phần của kinh nghiệm nhân loại đồng thời giữ mọi suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực trong chánh niệm chứ không đồng nhất với chúng.
Tuy thường bị bỏ quên, lòng từ bi với chính mình vô cùng quan trọng. Nó khiến lòng từ bi với người khác trở nên dễ dàng, bền vững. Đức Đạt Lai Lạt Ma tin rằng càng ít chỉ trích bản thân, con người càng khỏe mạnh và rất nhiều nghiên cứu đã công nhận lời răn dạy này.
Đạt Lai Lạt Ma
Các tin tức khác
- Con đường đi đến Phật đạo (20/10/2017 2:34)
- Thực tập hạnh phúc (19/10/2017 1:55)
- Bất hiếu bởi vì đâu? (19/10/2017 1:26)
- Ý nghĩa của hạnh phúc (17/10/2017 9:58)
- Giữ cho tâm và thân riêng biệt (16/10/2017 10:07)
- Vì sao người dân Bhutan không sợ chết (15/10/2017 11:57)
- Diệt trừ cái ác và tiến đến hạnh phúc (14/10/2017 10:25)
- Quán chiếu hạnh phúc (14/10/2017 3:10)
- Tấm bản đồ cho sự thành công (14/10/2017 2:17)
- Sở dĩ bóng dáng của tâm có ra khiến cho mình lo sợ là do mê lầm dính mắc (12/10/2017 10:08)