Lòng tham đó được ví như hang sâu không đáy. Nếu bạn không biết điều chỉnh, ngăn chặn nó sẽ trở thành động lực gây tội ác. Để đáp ứng lòng tham của mình, bạn sẽ bất chấp thủ đoạn, căm hận tất cả những ai làm cản trở bạn thực hiện âm mưu của mình.
Lòng tham thứ hai là “tranh thủ”. Thông thường mọi người nghĩ, tranh thủ mang ý nghĩa tích cực.
Không biết tranh thủ chứng tỏ bạn không có chí tiến thủ. Bạn cần phân biệt tranh thủ và tranh đoạt. Tranh đoạt mang nghĩa xấu, bất chấp lí do, mù quáng vơ vét của cải vốn không thuộc quyền sở hữu của mình, bất chấp lợi ích người khác. Ví dụ có ba người cùng sở hữu một món đồ, món đồ không thể chia cắt được thế là cả ba người cùng tranh nhau chiếm lấy. Thêm một ví dụ nữa, trong khi nghe giảng, chỗ ngồi ở hàng ghế đầu ít nhưng ai cũng thích ngồi nên xảy ra tranh chấp, chiếm chỗ nhau.
Có người cho rằng, tranh chấp, giành giật cũng là một cách rèn luyện. Quả thực, tranh chấp khiến người ta cứng cáp, khôn ngoan hơn, Đác-uyn đưa ra thuyết tiến hóa và nhận xét “vạn vật đều đấu tranh sinh tồn, kẻ nào thắng tồn tại”, cạnh tranh là cách loại bỏ những loài yếu kém, nhường chỗ cho loài khôn, mạnh. Tuy nhiên đấy là cạnh tranh của các loài động vật, nếu để con người cạnh tranh tự do như động vật sẽ xảy ra chiến tranh, giết chóc, khi đó lợi bất cập hại.
HT. Thánh Nghiêm
Các tin tức khác
- Tầm sư học đạo an trụ ốc đảo tâm linh ( 2/04/2018 12:24)
- Hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ ( 1/04/2018 12:09)
- Ai làm mình khổ? (30/03/2018 11:57)
- Ý nghĩa sám hối (30/03/2018 1:29)
- Cuộc sống mong manh nhưng tuyệt vời (29/03/2018 1:00)
- Tha thứ không phải chỉ là quên đi (29/03/2018 12:59)
- Buông (29/03/2018 12:39)
- Đã thấy nhau rồi (29/03/2018 12:30)
- Không khổ đau là hạnh phúc (27/03/2018 1:05)
- Ước mong hạnh phúc (24/03/2018 3:59)