2- Để sống được trọn vẹn với một nửa trái tim kia, chúng ta cần phải chuẩn bị rất dài lâu trên đoạn đường mình sắp đi tới. Đoạn đường dài và rất dài này…. rất nhiều chông gai hiểm trở, vì muốn chạm đến hoa hồng ta phải chấp nhận thân gai gốc của nó. Người đời, tuyệt đại đa số rất thích hoa hồng nhưng lại không thích thân gai gốc của nó. Nhưng để xa một người chúng ta chỉ cần quay lưng và lùi lại một bước….mọi thứ sẽ không còn nữa, trường đời là như thế đó. Vậy muốn tìm hạnh phúc đích thực ngay tại đây và bây giờ, ta hãy quay lại chính mình, vì trong ta có trái tim yêu thương và hiểu biết.
3- Ở đời có hai hạng người mà các bạn cần phải biết! Một hạng người mà sự có mặt của họ là gánh nặng cho người khác và một hạng người khi có mặt trên cuộc đời lại đóng góp rất nhiều lợi ích cho gia đình và xã hội đem lại niềm an vui hạnh phúc cho nhân loại. Nếu bạn là người có hiểu biết, bạn sẽ tin sâu nhân quả mà tránh ác làm lành.
4- Cuộc sống của chúng ta là một cuộc hành trình được bắt đầu bằng một tấm bản đồ. Mỗi người sẽ có một tấm bản đồ của riêng mình để giúp chúng ta có thể đi một mình hoặc đi cùng với nhiều người khác. Chắc chắn trên con đường chúng ta đang đi sẽ gặp rất nhiều khó khăn, gian nan và trắc trở. Chúng ta mỗi người phải học cách đứng lên, nếu trong suốt cuộc hành trình bị vấp ngã và sự phản kháng của nhiều thế lực, ta phải làm chủ bản thân để vươn lên thành tựu sự nghiệp.
5- Người khôn ngoan biết kiếm tiền bằng mồ hôi, khối óc của chính mình và biết cách xài tiền đúng với giá trị của nó. Chúng ta làm chủ đồng tiền, vì đồng tiền do mình tạo ra nó là vật vô tri, cho nên ta đừng làm tôi tớ cho nó. Kẻ ngu si làm ra đồng tiền bằng sự dối trá lường gạt dưới nhiều hình thức.
6- Hạnh phúc hay khổ đau đều do mình tạo lấy. Cần ăn thì ăn, cần mặc thì mặc, cần chơi thì chơi, chúng ta luôn nâng cao chất lượng cuộc sống, hưởng thụ hạnh phúc do biết cách buông xả hành độngxấu ác mà hay giúp người cứu vật.
7- Ai cũng có trái tim nhân hậu, có tâm hồn bao dung, có cảm thông và tha thứ mà không thấy ai là kẻ thù. Ai suy nghĩ như vậy sẽ luôn đến và đi trong an ổn nhẹ nhàng mà sống đời bình an hạnh phúc.
8- Sống là phải hoạt động, làm việc và dấn thân để tập thói quen đóng góp chia sẻ, nhưng đừng quá mức. Ăn uống quá đạm bạc thì không đủ sức khoẻ để phục vụ tha nhân, quá nhiều thịt cá thì giảm đi lòng từ bi. Quá nhàn rỗi thì dễ sinh buồn chán, quá ồn ào dễ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.... Biết điều hòa mọi thứ có chừng mực là tốt nhất.
9- Sức mạnh của một câu nói khi người có quyền lực ban hành ra, có tính cách xây dựng mang đậm chất đạo đức và từ bi có thể giúp cho cuộc đời và nhiều thế hệ khác sống trong an lạc và hạnh phúc. Ngược lại, sẽ hủy diệt một con người và nhiều người khác bởi vì lời nói đó mang nặng sắc thái chủ nghĩa cá nhân mang tính áp bức, bóc lột và trù dập dưới nhiều hình thức.
10- Thể chế dân chủ xây dựng con người ngày càng văn minh tiến bộ dựa trên nền tảng đạo đức, biết tôn trọng luật pháp bình đẳng về mọi mặt, không ai có thể đứng trên luật pháp.
11- Nếu phải chọn một thể chế chính trị… bạn hãy chọn thể chế dân chủ mang đậm chất xây dựng và cống hiến để giúp cho nhân loại kế thừa, ổn định và phát triển. Chính trị là con dao hai lưỡi, không có tính nhân đạo thật sự vì hay đứng trên pháp luật để giải quyết mọi vấn đề cần thiết. Tôn trọng luật pháp và bảo vệ luật pháp đó là con đường duy nhất của thế gian. Xây dựng con người thân thiện để hóa giải mọi hận thù.... chỉ có đạo đức từ bi mới cảm hóa được nhân loại cùng vui sống chan hòa bằng tình thương chân thật.
12- Tiền là một thứ không thể thiếu trong đời sống hằng ngày, nhưng mấy ai biết cách sử dụng đồng tiền đúng theo nhu cầu cần thiết, chính vì thế con người si mê đồng tiền mà lừa dối và giết hại lẫn nhau.
13- Khi mất đi đồ vật, có cần đuổi theo để tìm lại? Phật nói: Thứ đã mất, kỳ thực là không thuộc về mình, thế cho nên ta không cần phải tiếc nuối, lại càng không cần nhất định phải truy tìm. Tiếc nuối thì đau khổ, truy tìm thì lao tâm nhọc sức.
14- Cuộc sống quá mệt mỏi, chúng ta phải làm thế nào để được an nhiên thanh nhàn? Phật dạy: Cuộc sống mệt mỏi gần một nửa nguyên nhân là do sinh tồn, hơn một nửa nguyên nhân là do dục vọng và sự ganh ghét hại nhau.
15- Đường cùng luôn có lối thoát, con đường nhân sinh không phải lúc nào cũng bằng phẳng hay suôn sẻ như những ước mơ và hoài bảo. Khi rơi vào bước đường cùng mới biết ai là người thật sự có tấm lòng nhân ái.
Nước chảy cuối dòng thành thác nước đổ
Khi đến đường cùng ắt có chỗ thoát.
Vốn là đạo lý của con người, chúng ta sẽ vượt qua nghịch cảnh tuy khó khăn vất vả bởi những con người phi nhân cách, khi ấy đường cùng sẽ trở thành thác nước đổ, nhưng chưa hẳn như vậy; người đến đường cùng ắt sẽ có chỗ thoát ra. Chính vì thế đức Phật thường khuyên nhủ chúng ta phước huệ song tu để thành tựu đạo pháp. Nếu chúng ta giàu sang sung sướng, mà không có nhận thức sáng suốt, không giữ gìn giới hạnh trang nghiêm, thì trong tương lai phước hết hoạ đến ắt sẽ gặt quả báo xấu tuỳ theo nghiệp đã tạo.
16- Khi ghét ai ta thể hiện nét mặt cau có hay tinh vi hơn là bên ngoài thể hiện bình thường nhưng trong lòng trào dâng cảm xúc khó chịu, bực bội. Khi quá ham muốn một điều gì ta bất chấp mọi hậu quả xảy ra để đạt được mục đích của mình. Đó là sơ nét về tâm lý tình cảm của một con người, nếu đi sâu vào từng chi tiết cụ thể chúng ta cần phải có thời gian chiêm nghiệm và suy xét thêm nhiều hơn, mới thấu rõ tường tận cảm xúc buồn thương, giận ghét.
Thích Đạt Ma Phổ Giác
Các tin tức khác
- Câu chuyện về thiền sư Bạch Ẩn ( 6/04/2018 3:11)
- Hạnh lắng nghe ( 6/04/2018 12:26)
- Biết khổ để chuyển hóa ( 5/04/2018 3:08)
- Nguyên nhân dẫn đến khổ đau ( 5/04/2018 1:00)
- Tứ diệu đế là nền tảng Đạo Phật ( 4/04/2018 12:43)
- Tu là cầu bình an hay sửa đổi xấu thành tốt ( 3/04/2018 1:39)
- Ít tranh chấp, nhiều hòa thuận ( 2/04/2018 12:24)
- Tầm sư học đạo an trụ ốc đảo tâm linh ( 2/04/2018 12:24)
- Hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ ( 1/04/2018 12:09)
- Ai làm mình khổ? (30/03/2018 11:57)