Lòng từ bi mở rộng đến mỗi một chúng sanh, không chỉ bè bạn, hay người thân hay những ai trong những hoàn cảnh kinh khủng. Để phát triển một sự thực hành từ bi đến sự mở rộng tròn vẹn nhất, thì chúng ta phải thực hành nhẫn nhục. Shantideva nói với chúng ta rằng nếu sự thực hành nhẫn nhục thật sự kích thích tâm ta và đem đến một sự thay đổi, thì ta bắt đầu thấy các kẻ thù ta như một người bạn thân, ngay cả là những người hướng dẫn tâm linh.
Những người thù địch cung cấp cho ta một cơ hội tuyệt vời nào đó để thực hành nhẫn nhục, bao dung và từ bi. Shantideva cho chúng ta nhiều thí dụ tuyệt vời về điều này trong hình thức của những sự đối thoại giữa khía cạnh tích cực và tiêu cực của chính tâm thức ngài. Sự quán chiếu của ngài về lòng từ bi và nhẫn nhục rất hữu dụng trong sự thực hành của chính tôi. Hãy đọc chúng và trọn tâm hồn của bạn có thể được chuyển hóa. Đây là một thí dụ:
Đối với một hành giả của từ ái và bi mẫn, kẻ thù là một trong những vị thầy quan trọng nhất. Không có kẻ thù thì ta không thể thực hành bao dung, và không có sự bao dung thì ta không thể xây dựng một căn bản mạnh mẽ của lòng bi mẫn. Do thế, nhằm để thực hành bi mẫn, chúng ta phải có một kẻ thù.
Khi chúng ta đối diện kẻ thù của ta, người sẽ tổn thương ta, đó thật sự là thời gian để thực tập bao dung. Vì vậy, một kẻ thù là nhân để thực tập bao dung; bao dung là hệ quả hay kết quả của một kẻ thù. Thế nên, đây là nguyên nhân và hệ quả. Như được nói, “Một khi điều gì đó đã có mối quan hệ nhân duyên từ việc ấy, ta không thể xem việc phát sinh ấy như một tác hại; đúng hơn nó hổ trợ cho việc phát sinh hệ quả.”
Quán chiếu trên loại lý luận này có thể giúp để phát triển lòng nhẫn nhục sâu rộng, là thứ, vốn hóa ra phát triển một lòng bi mẫn đầy năng lực. Lòng bi mẫn thật sự được căn cứ trên lý trí. Lòng bi mẫn thông thường hay yêu thương bị giới hạn bằng khao khát hay dính mắc.
Nếu đời sống của ta là dễ dàng và mọi thứ đang diễn tiến êm thấm, thì ta có thể duy trì lòng tự phụ. Tuy nhiên, khi ta đối diện với những hoàn cảnh thật sự tuyệt vọng, thì không có thời gian để giả vờ; ta phải đối diện với thực tại. Những thời gian khó khăn xây dựng lòng quyết tâm và sức mạnh nội tại. Qua chúng, chúng ta cũng có thể biết rõ sự vô ích của sân hận. Thay vì nổi giận, hãy nuôi dưỡng một sự ân cần và tôn trọng sâu sắc đối với những người gây rắc rối vì bằng việc tạo nên những hoàn cảnh khó khăn như vậy, thì họ cung cấp cho ta những cơ hội vô giá để thực tập lòng bao dung và nhẫn nhục.
Các tin tức khác
- Nhẫn nhục và cảm thông ( 8/04/2019 8:20)
- Những cái vui trong đạo Phật ( 7/04/2019 8:14)
- Làm thế nào để đối trị cơn giận? ( 7/04/2019 6:29)
- Ca sĩ Hồ Quỳnh Hương: Ăn chay và ngồi thiền giúp tôi đẹp hơn ( 6/04/2019 8:19)
- Chay là chay đừng nên giả mặn ( 6/04/2019 6:27)
- Suy nghiệm lời Phật: Biết cách tiêu tiền ( 6/04/2019 6:17)
- Hãy học theo lời Phật dạy về cách chi tiêu, sử dụng đồng tiền ( 5/04/2019 8:45)
- Bài học đạo lý từ sự cúng dường ( 4/04/2019 8:23)
- Câu chuyện về nhà bác học Newton ( 4/04/2019 8:18)
- Học dở mà Tu hay ( 4/04/2019 8:14)