Ngài thưa, “con thấy bàn tay trăm báu của Như Lai xòe nắm”.
Phật bảo A Nan, “ông thấy cái tay của ta xòe nắm, là tay ta có xòe nắm, hay là cái thấy của ta có xòe, có nắm?”
Ngài thưa, “tay Thế Tôn xòe nắm. Con thấy tay Như Lai tự xòe nắm, chẳng phải tánh thấy của con có xòe nắm”.
Phật hỏi tiếp, “vậy cái nào động, cái nào tịnh?”
Ngài thưa, “tay Phật động, tánh thấy của con còn không có tịnh, huống hồ là động”.
Phật khen, “lành thay A Nan, ông nói đúng đó”.
Qua đoạn kinh trên, Phật dạy cho chúng tỳ kheo khi xưa là nhằm ý chỉ cho ta biết cách làm chủ bản thân qua tánh thấy nương nơi mắt. Hình ảnh, sắc tướng, mọi sự vật bên ngoài là ngoại cảnh, chúng không tự ý thức. Do con mắt chúng ta, cộng với ý thức, mà biết phân biệt ta người, đẹp xấu.
Sắc tướng, hình ảnh dao động, nhưng cái thấy của ta thì nhất như, thấy chỉ là thấy, thấy rõ ràng một cách không lầm lẫn. Tu như vậy mới xứng đáng bậc thoát trần thượng sĩ, làm cho thân tâm sáng suốt, thanh tịnh, lặng lẽ, mà hằng chiếu soi mọi sự vật, không bị mọi vật làm ngăn ngại.
Rồi một lúc khác, vua Ba Tư Nặc đến tham vấn yếu chỉ tu hành.
Phật hỏi, “này đại vương, khi còn nhỏ mới khoảng ba bốn tuổi, vua thấy sông Hằng. Đến nay, vua gần sáu mươi tuổi, vậy cái thấy đó có khác hay không?”
Vua thưa, “cái thấy sông Hằng lúc ba tuổi và cho đến bây giờ không khác”.
Phật bảo, “ông còn nhỏ, da dẻ hồng hào, bây giờ lớn tuổi da nhăn, tóc bạc. Hiện thời, da mặt nhăn hơn lúc còn trẻ, vậy cái thấy của vua bây giờ có trẻ, có già hay không?”
Vua thưa, “bạch Thế Tôn, cái thấy của con không có già trẻ”.
Phật bảo, “mặt vua tuy nhăn, nhưng tánh thấy của ông chưa từng nhăn. Cái gì nhăn thì biến đổi, sinh diệt theo thời gian, nên chịu sự chi phối của vô thường mà trôi lăn trong luân hồi sinh tử.
Thân này do nhân duyên hòa hợp lại mà thành, vì có tướng nên vô thường biến đổi. Khi còn trẻ, da dẻ chúng ta hồng hào, tươi nhuận, đến khi già lớn, tóc bạc điểm sương, da mặt nhăn, nên chúng ta thấy có già, có trẻ.
Còn tánh thấy nương nơi mắt thì thấy biết rõ ràng không lầm lẫn, thấy chỉ là thấy, mà không khởi tâm phân biệt. Cái thấy này khi đối diện với hình ảnh, sắc tướng, nó như thế nào thì thấy như thế đó. Người vật qua lại dao động trong cảnh ồn ào, náo nhiệt, nhưng tánh thấy chúng ta không có tịnh huống hồ là động. Nếu ta thấy biết như thế thì không bị sắc trần làm dao động, cho nên an nhiên, tự tại giải thoát. Ai sống được như vậy, tức làm chủ căn mắt một cách trọn vẹn. Một căn đã dung thông thì sáu căn cũng lại như vậy, không bị hình ảnh, sắc tướng, thơm hôi, hương vị, xúc chạm, làm ngăn ngại.
Trích "Làm Chủ Căn Mắt" trong tác phẩm "Làm Chủ Bản Thân" - Thích Đạt Ma Phổ Giác
Các tin tức khác
- Bụt có ngồi trong xe không? (29/05/2019 8:10)
- Sống trong hiện tại (28/05/2019 8:27)
- Tâm sinh tướng (28/05/2019 6:03)
- Ở nơi hạnh phúc nhất (27/05/2019 8:07)
- 5 sự bố thí không được phước (26/05/2019 6:17)
- Trói buộc và giải thoát (26/05/2019 6:09)
- Thiền sư Thích Nhất Hạnh và lời khuyên về việc ăn uống tránh bệnh tật (26/05/2019 6:06)
- Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ (26/05/2019 5:50)
- Thiền sư Thích Nhất Hạnh và những lời khuyên nuôi dưỡng hạnh phúc (24/05/2019 8:56)
- Thực hành Chánh niệm (24/05/2019 3:34)