Làm người, học nói mất một năm, nhưng học im lặng lại mất cả đời. Chỉ khi nào chúng ta biết cẩn trọng lời ăn tiếng nói và việc làm của mình, chúng ta mới có thể bắt đầu bước trên con đường trưởng thành.
Lời nói là một thanh gươm vô hình, nếu sử dụng đúng nó sẽ trợ giúp chúng ta, nếu sử dụng sai nó sẽ trở thành vũ khí gây tổn thương cho người khác.
Có nhiều việc trong đời, không nhất thiết phải truy cầu một đáp án tiêu chuẩn, bởi vì thế giới này không phải lúc nào cũng phân rõ rạch ròi giữa trắng và đen.
Giả hồ đồ cũng là một loại trí tuệ, không phải để lừa người, mà vì bảo vệ mình. Có nhiều tình huống, người quá thông minh sẽ khiến người khác khó xử hoặc chán ghét.
Một số người có tính cách quá thẳng thắn, bộc trực, hay thường vì điều này mà làm mất lòng người khác cũng như thương tổn chính mình.
Mỗi người ở trong một môi trường khác nhau sẽ có những cảm nhận khác nhau về cùng một sự việc, đó cũng là lý do mà người ta thường bảo: "Niềm vui và nỗi buồn của từng người không giống nhau."
Những người càng thông minh càng ngại nói chuyện, bởi vì họ sợ có lỡ miệng nói điều gì không hay, dẫn đến "họa từ miệng mà ra".
Thế cho nên mới có câu: "Người trí nghĩ trước nói sau, người dại nói trước nghĩ sau." Chỉ thay đổi thứ tự, nhưng phản ánh cả thái độ và trí tuệ của một người.
St
Các tin tức khác
- Tình bạn (15/10/2020 7:51)
- Ăn chay có ăn yến sào được không? (15/10/2020 6:17)
- Chọn lạc quan mà sống (14/10/2020 6:07)
- Không phô trương (14/10/2020 6:06)
- Câu chuyện tình bạn (13/10/2020 6:09)
- Người ăn chay có được ăn trứng gà công nghiệp không? (13/10/2020 6:00)
- Sao ta cứ mãi đi kiếm tìm hạnh phúc ở đâu xa (12/10/2020 6:11)
- Tự cứu mình khỏi những tổn thương (12/10/2020 6:10)
- Ai đang chi phối bạn? (11/10/2020 8:00)
- Câu chuyện "Lúc người khác khó khăn phải hết lòng giúp đỡ" (11/10/2020 7:55)