“Thưa thầy, làm thế nào để khiến người khác nghe mình ạ?”
Người thầy chậm rãi bảo học trò: “Con vào nhà pha cho thầy ấm trà.”
Rất nhanh chóng, người học trò mang đến trước mặt thầy một ấm trà và vài cái chén nhỏ. Thầy thong thả rót nước vào chén và nói với học trò: “Con hãy hình dung ấm trà này là người nói. Muốn rót được nước – muốn đưa thông điệp đến với người nghe, con cần làm gì?”
Người học trò nhanh nhẹn đỡ lấy ấm trà, nhấc một chiếc chén lên, từ từ rót nước vào và nói: “Thưa thầy, ấm và chén phải tiếp xúc với nhau, cái ấm phải nghiêng đi thì nước mới vào trong chén được ạ!”
Người thầy mỉm cười: “Thế đấy. Nếu là người nói, con phải biết cách tiếp cận, tìm điểm chung với người nghe, biết chắt lọc thông tin trước khi truyền đạt, và biết “nghiêng mình”. Còn nếu con là người nghe, hãy là người nghe tuyệt vời nhất bằng cách tự nâng cao giá trị bản thân, đeo bám và cũng phải biết nghiêng mình để đón nhận thông tin. Và con nên nhớ, hãy là chiếc cốc rỗng, đừng áp đặt, đừng chỉ trích phê phán khi con thực sự muốn lắng nghe.
St
Các tin tức khác
- Làm người ( 5/06/2021 12:56)
- Làm cách nào hóa giải khi gặp chuyện khó khăn, phiền não trong cuộc sống? ( 4/06/2021 1:01)
- Người ăn xin và 300 USD ( 3/06/2021 12:32)
- Hạnh phúc không bao giờ đến với người không biết quý trọng những gì mình có ( 2/06/2021 1:03)
- Đừng quan tâm ai nói gì về mình ( 1/06/2021 1:04)
- Hạnh phúc là biết đủ ( 1/06/2021 1:00)
- Rồi ai cũng sẽ có ngày đó thôi, đâu thể nào cứ nhỏ bé non xanh chua chát mãi được (31/05/2021 1:02)
- "Thời kỳ mạt Pháp" nghĩa là gì? (31/05/2021 12:25)
- Buông . . . cho đỡ mệt (30/05/2021 1:04)
- Ý nghĩa câu nói thường ngày của nhà Phật: "Vạn sự tùy duyên' (29/05/2021 12:50)