Cô đơn khi bệnh tật vì hay nói lời thô bạo

27/09/2022 7:39
Thời Đức Phật còn tại thế, trong thành Xá Vệ có một trưởng giả rất giàu có tên là Bộ Tri Ca, bố mẹ qua đời từ sớm nên không ai dạy bảo, tính cách lì lợm cứng đầu, rất dễ nổi nóng. Mỗi lần tức giận, Bộ Tri Ca dùng những lời nói nặng nề chì chiết người khác, và người thân lâu dần xa lánh, ngại tiếp xúc với ông.
Thậm chí, khi ông bị bệnh họ cũng ngại tới thăm hỏi vì sợ ông không thích lại cáu kỉnh, nổi giận, lại bệnh tật thêm. Thậm chí, khi ông nằm liệt giường không ai hay, cũng chẳng ai giúp gọi đại phu tới khám bệnh cho ông.
 
Chiêm nghiệm lại cuộc đời, Bộ Tri Ca nhận ra cuộc sống giàu có, sung túc không đáng giá bằng sự quan tâm của mọi người. Ông hối hận khi bị xa lánh chỉ vì những lời nói thiếu suy nghĩ của mình trước đây. Có thể chỉ để giải tỏa bức xúc mang tính thời điểm mà ông đã để hậu quả lớn để cả tương lai của mình.
 
Thực tế, không chỉ ở thời đại của Đức Phật mà cho tới tận bây giờ, rất nhiều người đang phạm lỗi lầm tương tự nhưng vẫn hi vọng là mọi người hiểu mình nên bỏ qua. Những lời nói thô ác tạo ra khoảng cách vô hình giữa hai người với nhau, thậm chí chỉ vì lời nói vô ý mà cãi vã, chém giết nhau.  
 
Những người dùng những lời nói sắc hơn dao cứa vào tâm can người khác đôi khi lại được bao biện là những người “thẳng tính”, “bộc trực”. Có lẽ những người vẫn cho rằng mình “nói thẳng nói thật” mà lại thường nhận lại sự “mất lòng” từ người khác trong cuộc sống, luôn thấy các mối quan hệ bị đổ vỡ sau lời mình nói, nên cân nhắc những điều trên.
 
Bởi nhiều khi, chúng ta mặc định mình “nói thẳng vì muốn tốt” nhưng không hề biết rằng chính thái độ không hòa nhã đã làm hỏng tất cả, đó chính là cách nói chuyện khiến khẩu nghiệp chất chồng. 

St

Các tin tức khác

Back to top