2 việc cần phải chậm

3/02/2023 8:51

Chậm rãi suy xét

Cổ nhân dạy tâm nóng vội không thể làm nên đại sự. Những người có thành tự trong đời đều phải trải qua những tôi luyện, thậm chí phải dùng nhiều thời gian, tâm huyết thì mới có thể làm tốt được một việc.

Những người nóng vội, không chín chắn thì thường làm việc phớt lờ, làm cho qua loa, không sâu sắc, từ đó làm việc gì cũng bất thành.

Một người phải biết được chí hướng thì mới có thể kiên định không lay động, chí hướng kiên định rồi thì mới có thể làm việc trầm tĩnh không nóng vội. Tâm tính mới có thể bình thản để suy xét mọi việc chu đáo.

Khi suy xét một vấn đề càng cần phải như vậy. Chỉ có chậm rãi suy xét, làm cho bản thân tỉnh táo lại, mới có thể nghĩ ra một số điều khả thi, cũng dễ dàng khiến bản thân suy xét được chu toàn. 

Khi suy xét chậm rãi, không vội vàng hấp tấp thì mới có thể giải quyết được những sai lầm và mầm tai họa, khiến nhân sinh ngày càng thuận lợi.

Chậm rãi nói năng

Người xưa dạy: Nói nhiều tất nói lỡ, họa từ miệng mà ra, cho nên người xưa thường khuyên nhủ chúng ta nên nói ít, nói chậm. Người trí tuệ thường không để lộ tài năng của mình, không nói lời khoa trương bản thân. Họ nói năng chậm rãi, rõ ràng, không nóng vội, không hoảng hốt.

Trong cuộc sống này, có không ít người hiểu được đạo lý này, thậm chí còn có không ít người có thói quen xấu là nói quá nhanh, cướp lời người khác nói. Họ cho rằng mình thế là thông minh, nhưng không hề biết bản thân đang gây khó chịu cho người khác.

Ngày nay có nhiều người trẻ tuổi vì tâm tính không ổn định, vững vàng nên mở lời thường nói lời ngông cuồng, thao thao bất tuyệt. Một số người không đặt mình vào đúng vị trí, nói năng không suy xét, nên họ dễ gặp những bất lợi và thất bại.


St

Các tin tức khác

Back to top