Nguyên nhân gây bệnh
Chấn thương cột sống: Chủ yếu do tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động gây ra chấn thương cuộc sống và làm ảnh hưởng đến đĩa đệm và dẫn đến bị thoát vị đĩa đệm.
Thói quen: Những tư thế xấu trong lao động, ngồi làm việc không đúng, tập thể dục sai cách cũng dễ dẫn đến việc gây thoái hóa khớp và trật khớp dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm (hình 1).
Bẩm sinh: Bệnh lý bẩm sinh thường là bệnh gai đôi cột sống, gù vẹo hay thoái hóa cột sống cũng chính là những điều kiện dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm
Di truyền: Nếu bố mẹ có đĩa đệm yếu vì bất thường về cấu trúc thì khi con sinh ra dễ bị bệnh thoát vị đĩa đệm.
Tuổi tác: Độ tuổi khoảng từ 30 - 50 có nguy cơ bị thoát vị cao do các thành phần nước cũng như đàn hồi bên trong tủy giảm theo tuổi tác nên dễ gây ra bệnh. Sau 30 tuổi, đĩa đệm thường không còn mềm mại, nhân nhầy dễ bị khô, xơ hóa vòng sụn bên ngoài, khi có một lực mạnh tác động sẽ dễ bị rách hoặc rạn nứt.
Các bài tập đơn giản
Đi bộ đúng cách: Những quan niệm về việc người bị thoát vị đĩa đệm không nên đi bộ là hoàn toàn sai lầm, đi bộ chính là biện pháp tốt nhất, được nhiều bác sĩ khuyên để điều trị bệnh này. Đi bộ sẽ làm cơ thắt lưng mạnh và vững vàng hơn, giúp ngăn chặn những cơn đau cũng như các tổn thương sau này. Vì vậy, người bệnh thoát vị đĩa đệm nên đi bộ và cần phải biết đi bộ đúng cách: Đó là khi chân tiếp đất thì trước tiên phải bắt đầu từ gót chân rồi đến cả bàn chân, sau đó mới đến mũi chân, cứ thực hiện liên tục như vậy nhưng không quá gò bó, cứ tự nhiên nhìn thẳng về phía trước, toàn thân thư giãn, giữ người thẳng, hai tay thả lỏng vung vẩy, khoảng cách bước chân tự nhiên, khoan thai và thư thái. Đi với tốc độ vừa phải, tinh thần thoải mái và tâm trí ổn định (hình 2).
Nằm sấp: Mỗi buổi sáng sau khi thức dậy, chỉ cần nằm sấp, cong ở phần lưng và ưỡn người về phía trước ở phần thắt lưng. Thực hiện liên tục trong vòng 15 phút mỗi ngày sẽ giúp có một tinh thần cũng như thể trạng tốt hơn rất nhiều và điều trị bệnh vô cùng hiệu quả (hình 3).
Nằm ngửa: Nằm ngửa, gập hông và gập hai đầu gối, hai bàn chân vẫn chạm đất và nâng cao mông khỏi nệm/thảm. Cứ như thế, giữ trong 10 giây rồi nghỉ 2 giây sau đó thực hiện liên tục khoảng từ 15 - 30 lần trong một lần tập, sau một thời gian bạn sẽ thấy kết quả rất tốt.
Nâng người: Nằm sấp và nâng thân trước lên, sau đó, giữ khuỷu tay vuông góc với mặt đất. Chỉ cần giữ yên như vậy trong khoảng 5 giây và hạ xuống, thực hiện liên tục 6- 8 lần và sau 2 giờ tiếp theo lại tập tiếp động tác này. Bài tập này rất tốt cho việc chữa trị bệnh cũng như làm giảm đau vô cùng hiệu quả.
Em bé bò: Quỳ gối và chống hai tay xuống nệm, hạ từ từ hai mông xuống chạm gót chân rồi giữ lại tư thế này, còn hai tay thì cố gắng bò dần về phía trước cho đến khi nào mỏi thì nâng mông lên, lặp lại khoảng 20 lần. Thường xuyên tập luyện hằng ngày, bạn sẽ không còn cảm giác đau lưng, đau cột sống.
Con bò - Con mèo: Quỳ trên sàn và chống hai tay xuống dưới đất. Sau đó, để hai tay ngang bằng vai rồi hít vào ép bụng cong xuống dưới và nhìn lên trần trong vòng 2 giây (giống con bò) sau đó thở ra, cúi đầu xuống và cong lưng lên (giống con mèo) tập vừa sức, tuyệt đối không để bị đau lưng (hình 4).
Hoàng Lam Giang
Các tin tức khác
- 5 cặp thực phẩm tránh bảo quản chung nhau (16/08/2019 5:52)
- Cách ăn trái cây đẩy lùi cùng lúc bệnh tim và ung thư (15/08/2019 5:56)
- Lá dâu tằm có thể hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường (14/08/2019 8:03)
- Công dụng chữa bệnh của lá tía tô (13/08/2019 6:12)
- Chuyên gia dạy cách ăn uống lành mạnh và những cảnh báo quan trọng để "loại bỏ" ung thư (12/08/2019 8:20)
- 6 loại thực phẩm dễ gây ngộ độ ( 8/08/2019 8:06)
- Nên sử dụng thớt gỗ hay thớt nhựa trong nấu ăn ( 5/08/2019 8:35)
- Mẹo vặt làm bếp ( 2/08/2019 8:35)
- Máy điều hòa nhiệt độ có gây hại sức khỏe ( 1/08/2019 5:23)
- Làm vườn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe (29/07/2019 5:48)