Ngủ có tác dụng rất lớn trong dưỡng sinh, dưỡng chính là dùng rất nhiều tế bào khỏe mạnh thay thế tế bào yếu kém, hư hại, nếu 1 đêm không ngủ tức là không đổi tế bào mới. Nếu nói ban ngày có 1 triệu tế bào chết đi, ban đêm chỉ bù lại được 500 ngàn tế bào, như vậy cơ thể của bạn sẽ bị thiếu hụt, lâu dần bạn liền rỗng như củ cải bị xốp.
Chất lượng của giấc ngủ
Thực tế trong cuộc sống có không ít người bị khó ngủ, hoặc chất lượng giấc ngủ không cao. Giấc ngủ không tốt là một vấn đề mang tính tổng hợp, nguyên nhân chủ yếu là do can hỏa vượng, vị hỏa thượng viên, can âm hư.
Can hỏa là chứng trạng do can khí uất kết, thành hơi nóng nghịch lên, làm cho nhức đầu, chóng mặt, đỏ mắt, nóng đỏ mặt, miệng khô đắng, v.v… Người có can hỏa quá thịnh khi ngủ sẽ rất cảnh giác, giấc ngủ không sâu.
Vị hỏa quá thừa do vị có tích nhiệt hoặc ngoại cảm ôn tà phạm vào vị hóa hỏa mà thành bệnh, dẫn đến môi, miệng, lưỡi, chân răng loét nát, sưng đỏ và đau. Người mắc chứng vị hỏa quá thừa thường ngủ không yên giấc.
Can âm hư là do âm dịch của can không đủ gây choáng váng, 2 mắt khô sáp, họng khô, tai ù, mặt nóng đỏ, ngũ tâm phiền nhiệt… Ai mắc chứng can âm không đủ khi ngủ sẽ cảm thấy mệt nhọc.
Do đó, những ai thường thức khuya làm việc, học bài… bất kể việc nhỏ lớn thế nào thì đến giờ Tý cũng phải dừng lại đi ngủ 30 phút, đến giờ Mão (từ 5h đến 7h sáng) dù muốn ngủ cũng không được ngủ, như vậy hôm đó tinh thần của bạn sẽ tỉnh táo.
Giờ Tý (23h-1h), thực ra 23h đêm mới là thời gian bắt đầu một ngày mới, chứ không phải 0h, đây là hiểu biết sai lầm của chúng ta. Gan và mật hỗ trợ lẫn nhau như một, 23h là lúc kinh mạch của túi mật được mở ra, nếu khi đó không ngủ thì sẽ làm tổn hại lớn tới đảm khí, vì 11 cơ quan tạng phủ đều phụ thuộc vào túi mật. Đảm khí một khi hư thiếu sẽ dẫn tới chức năng của toàn bộ cơ quan khác trong cơ thể đều giảm xuống, sức miễn dịch giảm xuống, các chức năng của cơ thể giảm sút trầm trọng, đảm khí hỗ trợ trung khu thần kinh nên nếu đảm khí bị thương sẽ dễ mắc phải các bệnh về thần kinh, ví dụ như chứng tâm tình uất ức, tâm thần phân liệt, chứng ám ảnh, bồn chồn…
Giờ Sửu (1h-3h) là thời gian kinh mạch gan vượng nhất, nếu không ngủ, gan không thể thải độc, sản xuất ra lượng máu mới, vì lưu giữ máu xấu nên sắc mặt xanh xao, lâu dần dễ bị mắc các bệnh về gan. Người mắc viêm gan siêu vi B là do thường thức đêm, mất ngủ, cơ thể quá hư nhược, nói cách khác là cơ thể quá rối loạn khiến virus thừa cơ xâm nhập vào tới tế bào.
3 điều cấm kị liên quan đến giấc ngủ để tránh gây tổn hại cho thân thể
1. Khi ngủ không được suy nghĩ
“Xem như mình không có thân thể, hoặc như là người đang ở trong nước, hòa tan ngón chân cái trước, rồi đến các ngón chân khác, tiếp theo là bàn chân, bắp chân, đùi,… từng bước hòa tan, cuối cùng như không tồn tại, tự nhiên thiếp đi”.
“Tâm ngủ trước, mắt ngủ sau”. Đây chính là trạng thái tinh thần tốt khi thiền định đi vào giấc ngủ.
Nhiều lúc, nguyên nhân của mất ngủ là do lúc đi ngủ trong đầu có nhiều tạp niệm, những lúc như thế này không nên nằm trằn trọc trên giường, để tránh hao tâm tổn sức, lại khó chìm vào giấc ngủ, biện pháp tốt nhất là ngồi dậy một hồi rồi ngủ tiếp.
Trên thực tế, con người ngày nay nếu muốn đi ngủ trước 11 giờ tối, thì chuyện bình ổn cảm xúc trước khi lên giường cũng rất quan trọng, tâm trạng cần có một khoảng thời gian từ từ trầm tĩnh lại.
Nếu như vẫn chưa ngủ được thì trước khi ngủ bạn có thể thử thực hiện động tác gập bụng đơn giản, rồi ngồi xếp bằng tự nhiên hoặc ngồi kiết già trên giường, hai tay xếp chồng lên nhau đặt lên trên chân, hô hấp tự nhiên, cảm giác lỗ chân lông toàn thân nở ra khép lại theo nhịp thở, nếu có ngáp chảy nước mắt thì sẽ có hiệu quả tốt nhất, đến khi muốn ngủ liền ngã xuống ngủ.
2. Buổi trưa nên ngủ một chút hoặc ngồi im thư giãn dưỡng thần
Vào buổi trưa (từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều), nếu không có đủ điều kiện để ngủ, bạn có thể ngồi im tĩnh lặng, nhắm mắt dưỡng thần 15 phút.
Các Hòa thượng đều có thói quen chợp mắt vào buổi trưa bằng cách ngồi thiền tại phòng thiền.
Kỳ thực, giữa trưa chỉ cần nhắm mắt thực sự ngủ 3 phút là bằng ngủ 2 giờ, quan trọng là thời gian ngủ phải thích hợp là giữa trưa. Ban đêm nếu ngủ đúng giờ Tý thì 5 phút ngủ tương đương với 6 giờ.
Tại sao có thể nói như vậy? Điều này có học thức rất lớn, liên quan đến đạo lý Âm Dương, pháp tắc thế giới, pháp tắc vũ trụ, hơn nữa bạn sẽ cảm giác được dưới trái tim có một luồng năng lượng nối liền xuống dung hợp với năng lượng của đan điền (trên thận), được gọi là “Thủy Hỏa ký tế”*, nói rộng ra một chút chính là nếu ngủ đủ giấc thì tinh thần bạn sẽ tốt lên gấp trăm lần.
*Thủy Hỏa ký tế: Thủy Hỏa giao nhau, giúp nhau để làm nên công trình, nước ở trên, lửa ở dưới, thời lửa sẽ đun sôi được nước.
3. Nhất định phải dậy sớm
Một ngày của nhà sư bắt đầu từ tiếng chuông đánh thức vào sáng sớm, cho dù vào mùa đông, cũng sẽ không thức dậy trễ hơn 6 giờ, vào 3 mùa xuân, hạ, thu thức dậy trước 5 giờ. Theo dưỡng sinh, dậy sớm có lợi cho sự trao đổi chất của cơ thể con người.
Chỗ tốt của dậy sớm là có thể loại bỏ một số chất bẩn ra khỏi cơ thể, nếu thức dậy quá muộn, đại tràng (ruột già) không được hoạt động, không thể thực hiện tốt chức năng bài tiết.
Ngoài ra, chức năng tiêu hóa của cơ thể con người hoạt động tốt nhất là vào buổi sáng từ 7 cho đến 9 giờ, là “khoảng thời gian hoàng kim” cho hấp thụ dinh dưỡng.
Cho nên, rất không nên ngủ nướng, nguyên nhân gây ra tình trạng choáng váng, mỏi mệt đa phần là do tham ngủ.
Những đúc kết của Hoa Đà cũng là những điều nổi bật trong phép tắc trị bệnh của Đông y: Trị bệnh trị tận gốc, chú trọng dưỡng sinh để nâng cao đề kháng cơ thế chống ngoại tà xâm nhập. Bảo tồn được Tinh-Khí-Thần là yếu tố để cơ thể hoạt bát, thần thái tươi tỉnh.
St
Các tin tức khác
- Ăn một cái bánh trung thu phải chạy bộ 2,5 giờ (10/09/2019 5:54)
- Tần số rung động cơ thể và sức khỏe ( 8/09/2019 9:13)
- Lúc ốm đau, mong cầu sức khỏe ( 7/09/2019 6:15)
- Nhồi máu cơ tim do ngủ quá ít hoặc quá nhiều ( 6/09/2019 6:40)
- Phật giáo TP.HCM hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần ( 5/09/2019 6:16)
- Giảm cân bằng phương pháp hít thở ( 2/09/2019 5:44)
- Mang vớ khi ngủ có tác dụng gì (30/08/2019 8:27)
- Đông y gợi ý 4 nguyên tắc dưỡng sinh mùa thu: Người làm được sẽ đỡ ốm đau bệnh tật (29/08/2019 8:19)
- Ô nhiễm môi trường làm giảm bao nhiêu tuổi thọ (28/08/2019 6:03)
- 8 hành động đơn giản trước khi ngủ được coi là bài thuốc trường thọ (27/08/2019 8:03)