Trong thế chiến thứ hai, quân đội Mỹ đã nhận thức được nếu phi công không ngủ đủ, những phán đoán sai lệch của họ sẽ dẫn đến hậu quả thảm khốc. Họ sẽ không đủ tỉnh táo và có thể bị đối thủ bắn hạ hay thậm chí tiêu diệt đồng đội của chính mình.
Vậy nên, vấn đề giấc ngủ cho phi công chiến đấu trở nên cấp bách thời kì đó.
Họ đã triệu tập Bud Winter – cựu huấn luyện viên bóng đá rất thành công, từng cộng tác với chuyên viên tâm lí để hình thành những kĩ thuật, phương pháp giúp các cầu thủ cảm thấy thư giãn và có biểu hiện tốt dưới áp lực lớn.
Phương pháp Bud thiết kế cho quân đội Mỹ đã thành công đáng kinh ngạc: 96% phi công có thể ngủ trong vòng 120 giây. Họ dễ dàng rơi vào giấc ngủ cho dù có tiếng bắn súng, vừa uống cà phê hay đang ngồi.
Ngày nay, chiến tranh đã qua đi, chuyện ngủ đủ giấc không còn là vấn đề liên quan đến sự sống và cái chết. Tuy nhiên, giấc ngủ thật sự quan trọng đối với sức khỏe của mỗi người.
Hãy tham khảo để có thể dẫ dàng đi vào giấc ngủ, tận dụng mọi khoảng thời gian để cơ thể được nghỉ ngơi đúng cách:
Chọn tư thế thoải mái
Chọn tư thế dễ chịu nhất.
Nếu bạn đang ở trên giường, đây không phải vấn đề cần suy nghĩ. Nhưng nếu ở một chỗ khác thì sao? Hãy chọn tư thế dễ chịu, thoải mái nhất có thể.
Ví dụ: ngả ghế ngồi ra sau nếu đang trên ô tô, chọn chiếc ghế êm nhất nếu ngủ lại nơi làm việc.
Thả lỏng cơ mặt
Thả lỏng các cơ trên khuôn mặt.
Đây là chìa khóa của phương pháp. Con người có 43 cơ trên gương mặt, đây là nơi chịu tác động rõ rệt nhất khi bạn đang căng thẳng, bồn chồn. Khi giãn cơ mặt ra, bạn đang gửi tín hiệu đến các phần còn lại của cơ thể, rằng mọi thứ đều ổn và an toàn, có thể thư giãn và ngủ.
Hãy nhắm mắt lại và thả lỏng khuôn mặt: trán, má, lưỡi, quai hàm và các cơ xung quanh mắt. Để các bộ phận nghỉ ngơi. Khi làm như vậy, bạn sẽ cảm thấy hơi thở đang trở nên sâu hơn và chậm hơn.
Bây giờ, bạn đang hoàn toàn thư giãn.
Thả lỏng vai
Sự căng thẳng, nặng nề của cơ thể thưởng tập trung vào vai, cổ và quai hàm.
Đôi vai đã chịu gánh nặng thường ngày, giờ hãy thả lỏng chúng. Để phần xương sau cổ được thư giãn. Hít một hơi sâu và thở ra từ từ, giải phóng những lo lắng, căng thẳng đang tích tụ.
Đến phần cánh tay: bắt đầu với tay thuận hơn. Nếu thuận tay phải, siết chặt rồi thả lỏng bắp tay bên phải trước, sau đó làm y hệt với tay còn lại. Tương tự với người thuận tay trái
Buông lỏng phần chân
Thả lỏng từng phần của chân.
Bắt đầu với phần đùi đến bắp chân, mắt cá chân và cả bàn chân.
Dọn dẹp suy nghĩ trong 10 giây
Tưởng tượng trong đầu các viễn cảnh.
Bây giờ, bạn đã thư giãn toàn bộ cơ thể, cách tiến vào giấc ngủ chỉ còn phụ thuộc vào tâm trí, giống việc tắt nguồn một chiếc điện thoại.
Điều cần làm là loại bỏ hết suy nghĩ trong khoảng thời gian này. Winter đã đưa ra gợi ý về việc phải suy nghĩ về cái gì, bạn sẽ làm việc này trong đúng 10 giây.
Đầu tiên, tưởng tượng bạn đang nằm trong một con thuyền trôi trên một dòng sông yên ả vào ngày xuân ấm áp. Nhìn những tảng mây trôi lững lờ trên bầu trời xanh ngát. Đừng suy nghĩ về điều gì khác, chỉ tập trung vào khung cảnh bạn đang tưởng tượng. Ngắm nhìn bức tranh vừa vẽ ra trong 10 giây.
Tiếp theo, tưởng tượng đang nằm trên một chiếc võng đung đưa, xung quanh đều tối đen trong vòng 10 giây.
Bước thứ ba, đọc câu thần chú: "Đừng suy nghĩ, đừng suy nghĩ,…" trong 10 giây, đừng nghĩ đến vấn đề nào khác.
Vậy là bạn đã thư giãn toàn bộ cơ thể và có mẹo loại bỏ suy nghĩ chỉ trong 10 giây.
Nhớ rằng, lính Mỹ đã luyện tập phương pháp này lặp đi lặp lại và 96% người đã thành công chỉ sau sáu tuần áp dụng. Kĩ thuật này đáng để đầu tư thời gian vì một khi đã thành công, bạn sẽ có thể ngủ ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống.
St
Các tin tức khác
- Ăn chay đúng pháp và đúng cách (14/10/2019 6:30)
- Muốn sống lâu không khó, chỉ cần tuân thủ "dậy sớm 3 không làm", "sau ăn 3 không vội", "trước ngủ 3 đừng" (13/10/2019 6:15)
- Vì sao con người nhăn mặt khi ăn chua? (11/10/2019 6:04)
- Bổ sung Vitamin D lợi ích cho người bệnh tiểu đường ( 9/10/2019 5:40)
- TPHCM: 100% siêu thị, cửa hàng tiện lợi sẽ không dùng túi nilon vào cuối năm 2020 ( 7/10/2019 6:25)
- Bí quyết sống thọ của các nguyên thủ thế giới ( 6/10/2019 8:21)
- Thoát vị đĩa đệm - Căn bệnh khiến nhiều sao Việt khốn khổ nguy hiểm đến mức nào? ( 3/10/2019 6:13)
- Ăn uống gì để giảm nguy cơ ung thư đại tràng ( 1/10/2019 5:55)
- Có nên uống gừng vào buổi tối? (30/09/2019 8:09)
- Tác động của ĐTDĐ lên trẻ em (29/09/2019 5:48)