Chỉ cần thay đổi một số thói quen trong cuộc sống, bạn có thể giữ lượng đường trong cơ thể ở mức thấp, qua đó giúp bạn sống lâu hơn.
Tập thể dục
Tập thể dục giúp giảm nguy cơ bị tiểu đường. 30 phút rèn luyện thân thể mỗi ngày, như đi bộ hoặc khiêu vũ…, sẽ giúp giữ lượng đường trong máu ở mức độ thấp.
Ngưng hút thuốc lá
Cùng với gien và béo phì, thói quen “phì phèo” là một trong các tác nhân làm tăng nguy cơ kháng insulin, từ đó dẫn tới bệnh tiểu đường. Ở bệnh nhân tiểu đường, hút thuốc lá làm tăng nguy cơ bị các biến chứng như mắc bệnh tim, đột quỵ…
Loại bỏ stress
Những lần bạn bị căng thẳng có thể kích thích sản sinh ra nhiều loại hormone làm tăng lượng đường trong máu. Nếu bạn cảm thấy lo lắng, hãy dùng một tách trà, đi dạo và hít thở sâu. Ngoài ra, chơi một nhạc cụ hoặc nghe nhạc, tập yoga có thể giúp đẩy lùi stress.
Giảm cân
Lượng mỡ dư thừa trong cơ thể làm giảm việc tiếp nhận insulin, từ đó làm bệnh tiểu đường thêm tồi tệ. Khi bạn thừa cân, bạn lại cần bổ sung nhiều insulin. Tránh ăn quá nhiều hơn mức cần thiết.
Ngủ đủ giấc
Theo các chuyên gia, thiếu ngủ sẽ khiến cơ thể phản ứng giống như kháng insulin, tiền thân của bệnh tiểu đường.
Insulin có nhiệm vụ giúp cơ thể biến lượng glucose thành năng lượng. Khi xảy ra tình trạng kháng insulin, các tế bào không thể dùng hormone hiệu quả, dẫn đến lượng đường cao trong máu.
Ăn nhiều rau củ
Thực phẩm bạn ăn sẽ tác động lớn đến lượng đường trong máu. Thức ăn chứa carbohydrate sẽ làm tăng lượng đường trong máu nên bạn cần giảm ăn thực phẩm chứa nhiều carbohydrate như bánh kẹo… Thay vào đó, nên ăn nhiều rau xanh rậm lá vì chứa nhiều khoáng chất, chất xơ và vitamin.
Uống đủ nước
Nước là liệu pháp giản đơn trị bệnh tiểu đường. Uống nhiều nước còn giúp máu lưu thông tốt và làm sạch dạ dày.
Kiểm soát lượng đường trong máu
Xét nghiệm máu là biện pháp chính để kiểm tra bệnh tiểu đuờng. Giữ lượng đường glucose trong máu gần mức bình thường có thể giúp ngừa hoặc trì hoãn các tác dụng phụ của bệnh tiểu đường như tổn hại mạch máu, thận, mắt và thần kinh.
Tránh xa chất cồn
Chất cồn cung cấp nhiều calo. Bệnh nhân tiểu đường uống rượu bia có thể làm tăng lượng đường trong máu.
Chăm sóc chân
Điều quan trọng không kém là bệnh nhân tiểu đường nên chăm sóc bàn chân cẩn thận và kiểm tra thường xuyên. Nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu gì bất thường như lở loét, sưng phồng, nhiễm trùng móng chân… cần điều trị ngay. Những vết lở loét này không được điều trị có thể dẫn đến cưa chân.
Nhất Linh
(Theo New Straits Times)
Các tin tức khác
- Những tác hại không ngờ của điện thoại di dộng với sức khỏe ( 3/09/2013 4:47)
- Phát hiện 7.000 chất độc trong khói thuốc lá ( 2/09/2013 11:36)
- Bệnh đái tháo nhạt (31/08/2013 2:01)
- Bạn có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường? (30/08/2013 2:31)
- Lợi ích tuyệt diệu của trà xanh (27/08/2013 9:02)
- 10 bài học sức khỏe (26/08/2013 5:20)
- Làm gì để tránh đau nửa đầu? (25/08/2013 5:17)
- Những món chay dễ chế biến cho ngày rằm tháng 7 (22/08/2013 1:31)
- 4 động tác đơn giản phòng chống đột quỵ (21/08/2013 2:26)
- Cách phòng chuột rút (21/08/2013 2:25)