1. Luyện thói quen ăn chậm, nhai kĩ
Thói quen ăn chậm và nhai chậm để cho phép thức ăn được tiêu hóa lần đầu trong miệng, rồi sau đó đến các cơ quan khác trong hệ tiêu hóa, giúp tăng cảm giác ngon miệng để thúc đẩy sự tiết dịch tiêu hóa và tạo nền tảng tốt cho quá trình tiêu hóa và phân hủy thức ăn thừa. Thói quen nhai chậm cũng có thể thúc đẩy tiết nước bọt và giảm vi khuẩn miệng.
Nếu bạn ăn quá nhanh, bạn có thể gây ra chứng khó tiêu và các bệnh về đường tiêu hóa nếu bạn không nhai thức ăn kỹ và đầy đủ. Nếu thức ăn quá nóng, nó có thể làm hỏng niêm mạc thực quản và gây viêm cấp tính, lâu dài còn gây ra các bệnh nguy hiểm như ung thư.
Gợi ý: Đừng ngấu nghiến cho xong bữa ăn, hãy chậm rãi nhai khoảng 20 lần cho mỗi miếng ăn trước khi nuốt.
2. Hít thở: Hít sâu và thở đều nhẹ nhàng để nuôi dưỡng hệ hô hấp
Vào thời cổ đại, hơi thở chậm được sử dụng cho việc chăm sóc sức khỏe, và hình thức thở sâu và chậm rất được ngưỡng mộ và làm theo, tần suất thở tương đương với 6,4 giây cho một hơi thở.
Sức khỏe có được nhờ hơi thở chậm nên được thực hiện trong bốn từ: sâu, dài, đồng đều và nhẹ.
Sâu là hít hết hơi thở, dài là thở trong thời gian dài cho cạn hơi thở, tốc độ phải chậm rãi, đều đều, hơi thở được kéo đều, nhẹ nhàng , ổn định, không quá mạnh hay gấp gáp.
Thói quen thở sâu có thể thúc đẩy lưu thông phổi tốt và tăng cường nhu động đường tiêu hóa thuận lợi.
3. Ngủ trưa đều đặn
Ông duy trì việc ngủ trưa đều đặn, bởi vì từ 11h đến 13h chính là thời gian mà tim hoạt động mạnh mẽ năng động nhất, thời điểm này nên nghỉ ngơi để dưỡng tâm khí.
4. Bổ sung thực phẩm
Giống như nhiều người, giáo sư Nhân chia sẻ rằng ông rát thích việc uống trà thảo dược hoặc thực phẩm đông y. Món đồ uống ông yêu thích là tây dương sâm, hạt sen, bách hợp, long nhãn… đây là những đồ uống có thể chăm sóc tim rất tốt.
5. Không quá lao lực
Mặc dù đại sư Nhân rất bận rộn, nhưng ông lại biết cách điều tiết cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi. Mỗi ngày đều dành thời gian để vận động, thể dục. Như vậy không chỉ có thể giảm bớt mệt mỏi, mà còn đẩy nhanh sự tuần hoàn trong cơ thể, bảo tồn và củng cố sức khỏe của gan.
6. Nuốt nước bọt bổ thận
Theo danh y Lý Tề Nhân, việc dùng lưỡi chà xát lên răng rồi nuốt nước bọt là giải pháp rất hữu ích để chăm sóc sức khỏe. Đây là động tác mang lại tác dụng thính tai, tinh mắt, có thể kéo dài tuổi thọ.
Phương pháp cụ thể như sau: Khép kín miệng, nhẹ nhàng nhai cho răng trên và dưới gõ chạm vào nhau, sau đó dùng lưỡi chà xát lên răng từ trái sang phải, từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới để kích thích tuyến nước bọt trong miệng hoạt động, cuối cùng dùng lưỡi chống lên vòm miệng trên rồi lại cuộn xuống dưới.
Sau khi nước bọt tiết ra nhiều, bạn có thể chia thành 3 lần nuốt cho đến khi ráo miệng.
St
Các tin tức khác
- Dịch Covid-19 ngày 7-7: Mỹ hơn 130.000 ca tử vong ( 7/07/2020 8:24)
- Ngày chay học cách làm xíu mại chay mềm dẻo cực ngon ( 6/07/2020 8:18)
- Uống 1 ngụm nước gừng vào buổi sáng tốt như nhân sâm (30/06/2020 6:20)
- 5 cách giúp bạn có được giấc ngủ sâu (26/06/2020 7:50)
- Khoa học chứng minh 9 điểm chung luôn có ở những người hạnh phúc (24/06/2020 6:12)
- Lợi ích "thần kỳ" từ củ đinh lăng (16/06/2020 7:47)
- Thay đổi thói quen, kết hợp nghỉ ngơi và làm việc hợp lý (13/06/2020 7:51)
- 16 tác dụng của rau diếp cá cực kỳ có lợi cho sức khỏe ( 9/06/2020 6:30)
- Làm sao biết cơ thể đang thiếu vitamin K? ( 8/06/2020 8:04)
- Mít - “Siêu thực phẩm” thay thế thịt trong tương lai ( 7/06/2020 8:18)