Thực tế, cứ 5 nạn nhân của đột quỵ thì có 1 người dưới 45 tuổi. Theo bảng tổng hợp nghiên cứu được Học viện Thần kinh học Mỹ tài trợ và đăng trên tạp chí Thần kinh học, thì tỷ lệ này đang có chiều hướng gia tăng. Các yếu tố như cholesterol cao, tăng huyết áp, stress, đái tháo đường - những tác nhân của cuộc sống hiện đại đã góp phần làm gia tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ. Điều đáng sợ là triệu chứng đột quỵ ở những người ở độ tuổi 20 có thể hơi khác so với người lớn tuổi nên thường bị chẩn đoán nhầm.
Triệu chứng bị hiểu lầm
Aneesh Singhal, chuyên gia nghiên cứu đột quỵ ở người trẻ tuổi, cho biết 83.000 người ở độ tuổi 20 bị đột qụy mỗi năm, đồng thời bệnh đột quỵ đang “trẻ hóa” nếu chúng ta không cải thiện lối sống.
Nếu như triệu chứng dẫn đến đột quỵ ở người lớn tuổi là tê hoặc yếu đột ngột ở mặt, tay, chân đặc biệt là một bên cơ thể; rối loạn hoặc lẫn lộn về lời nói, thị giác; thì triệu chứng ở người trẻ đôi khi bị hiểu lầm là dấu hiệu của một bệnh khác. Theo
Womenshealthmag - trang web của Mỹ, những người trẻ có nguy cơ đột quỵ thường bị chẩn đoán nhầm thành đau nửa đầu, động kinh, đa xơ cứng, hoặc lo âu quá mức. Sự thật, triệu chứng báo hiệu nguy cơ đột quỵ ở người trẻ là: lú lẫn, mê sảng, co giật, đột ngột buồn ngủ cùng cực, buồn nôn và nôn. Nói cách khác, khi xuất hiện các triệu chứng này, không ai nhận thấy nguy cơ một cơn đột quỵ có thể xảy ra chỉ vì các biểu hiện của nó quá khác so với ông bà hay cha mẹ - vốn là những người lớn tuổi.
Nguyên nhân gây bệnh
Đột quỵ ở người trẻ có xu hướng gia tăng phần lớn do lối sống không lành mạnh như nghiện thuốc lá, rượu bia, sử dụng cần sa, chế độ ăn uống thiếu khoa học... Ngoài ra, việc sử dụng thuốc ngừa thai chứa estrogen còn làm tăng xác suất máu đông gây tắc mạch, nếu bạn đang chịu ảnh hưởng bởi các tác nhân gây đột quỵ khác. Điều này không có nghĩa bạn tránh dùng thuốc ngừa thai loại này, nhưng nếu gia đình có tiền sử bị đột quỵ, tốt nhất nên lắng nghe ý kiến của bác sĩ. Theo nhiều thống kê, nguyên nhân phổ biến gây đột quỵ ở người trẻ tuổi là do xuất huyết não, mà phần lớn là do vỡ động tĩnh mạch hoặc vỡ phình mạch.
Biện pháp ngăn chặn
Các nhà nghiên cứu cảnh báo tình trạng bệnh tật, đau ốm và tử vong do đột quỵ gây ra sẽ tăng gấp đôi trên toàn thế giới vào năm 2030, đặc biệt tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Cách đơn giản để phòng bệnh là cần thay đổi lối sống: vận động nhiều hơn, ngừng hút thuốc, hạn chế thức uống có cồn, tránh các chất gây nghiện... Đột quỵ ở người trẻ có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng nếu phát hiện sớm các bất thường về mạch máu thì cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Hạ Yên (Thanh Niên)
Các tin tức khác
- Lợi ích của đi bộ (26/11/2013 10:54)
- 12 cách giảm mệt mỏi (25/11/2013 11:30)
- Sử dụng di động thế nào để tránh ung thư? (21/11/2013 9:52)
- Cách phòng ngừa đau lưng (19/11/2013 9:35)
- Bạn đã biết ăn mỳ gói đúng cách? (18/11/2013 3:29)
- Bài tập “xoay tròn” cho người lao động trí não nhiều (16/11/2013 8:45)
- Bài tập sức khỏe trước khi ngủ (13/11/2013 10:38)
- 9 bí quyết giúp gan khỏe mạnh (11/11/2013 10:20)
- Bánh khọt chay nóng giòn ( 8/11/2013 9:58)
- Tín hiệu thận “kêu cứu”! ( 7/11/2013 9:41)