Tăng cường thực phẩm gốc thực vật. Lợi ích của việc ăn chay là giúp hạn chế những thành phần có nguồn gốc từ động vật trong khi hấp thụ nhiều hơn những loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật - vốn tươi ngon và giàu chất dinh dưỡng như rau củ, trái cây và các loại ngũ cốc nguyên hạt như đậu Hà Lan, đậu lăng, quả và hạt khô. Ăn chay cũng là một cách hấp thụ hiệu quả những loại chất béo lành mạnh từ thực vật, chẳng hạn như bơ và dầu dừa.
Hạn chế thực phẩm chay đóng gói. Hiện trên thị trường có rất nhiều sản phẩm chay và bạn cũng dễ dàng tìm thấy sản phẩm chay ăn liền trong số đó, chẳng hạn như thịt heo, bò, gà chay, bánh nướng, thậm chí bánh pizza chay. Theo các chuyên gia, vào cả những bữa ăn chính lẫn những khi ăn nhẹ, bạn nên chọn những loại thức ăn có nhiều dinh dưỡng và tự chế biến càng tốt. Bạn cũng nên tránh dùng những loại thực phẩm chay ăn liền không có lợi cho sức khỏe.
Uống nhiều nước. Ăn chay lành mạnh đồng nghĩa bạn sẽ dùng nhiều thực phẩm giàu chất xơ như đậu và các loại hạt. Do đó, lượng chất xơ được nạp vào cơ thể có thể tăng gấp 2 - 3 lần so với lượng tiêu thụ hằng ngày, đồng nghĩa với việc bạn cũng sẽ cần rất nhiều nước. Nghiên cứu cho thấy cơ thể không thể phân hủy chất xơ trong thực phẩm và hấp thụ nó từ đường tiêu hóa vào máu. Chất xơ sẽ đi khắp cơ thể “theo cách của mình” trước khi bị thải loại. Nước sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình này, nên bạn cần uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Nếu không chuộng nước lọc, bạn có thể thêm vào nước vài lát chanh, nhánh bạc hà tươi hoặc dùng nước ép trái cây.
Chú trọng chất đạm. Đạm là nguồn nguyên liệu giúp hình thành và phục hồi các mô trong cơ thể, bao gồm cơ bắp, các hormone và enzyme. Nó cũng giúp bạn cảm thấy no và thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Nếu chế độ ăn thiếu đạm, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, dễ bị bệnh, da và tóc cũng bị khô đi. Nghiên cứu cho thấy các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật có thể cung cấp đầy đủ lượng đạm cần thiết cho cơ thể.
Điều chỉnh chế độ ăn uống. Bạn muốn ăn chay nhưng bối rối không biết nên ăn gì? Đầu tiên, hãy nghĩ đến các bữa ăn có thịt lành mạnh (thịt nạc, cá, thịt gia cầm...). Sau đó thay thịt và các sản phẩm từ sữa (bơ, phô mai...) bằng những loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Chẳng hạn, bạn có thể thay thịt gia cầm hoặc hải sản bằng đậu Hà Lan hoặc đậu lăng; thay sản phẩm từ sữa bằng các loại “sữa” làm từ hạnh nhân, nước cốt dừa hay hạt hướng dương, và dùng thêm dầu ô liu hoặc dầu dừa thay cho bơ.
Quyên Quân (Thanh Niên)
Các tin tức khác
- Khi bị đau đầu có nên uống paracetamol? (21/01/2014 12:40)
- Tiểu đường ở trẻ em (18/01/2014 1:27)
- Những tác nhân gây mệt mỏi (16/01/2014 4:10)
- Để không gặp ác mộng... (14/01/2014 12:23)
- Thực phẩm làm sạch cơ thể ( 8/01/2014 11:18)
- Món chay ngày Tết ( 7/01/2014 12:13)
- Đừng mang chất ung thư vào nhà ( 5/01/2014 4:34)
- Bài trừ độc tố cho tỳ vị ( 4/01/2014 3:11)
- 5 quy tắc vàng cho một sức khỏe xương hoàn hảo ( 2/01/2014 11:01)
- Màu sắc thực phẩm và công dụng chống ung thư (31/12/2013 6:49)