1. Đại tiện sau khi ngủ dậy
Trung Y chủ trương quan niệm dưỡng sinh là “thiên nhân hợp nhất”, thói quen sinh hoạt phải thuận theo quy luật tự nhiên. Buổi sáng từ 5 đến 7 giờ là thời gian sức hoạt động của ruột già trong cơ thể người mạnh nhất, nên tập thói quen đại tiện vào buổi sáng sớm. Nếu như không thể dậy sớm, ruột già sẽ không thể hoàn thành tốt chức năng thải cặn bã, độc tố ở trong cơ thể tích lại sẽ dẫn đến các bệnh táo bón, mụn nhọt phát tác.
7 đến 9 giờ sáng là lúc dương khí cơ thể người mạnh nhất, ăn bữa sáng vào giờ này cũng dễ tiêu hóa nhất. Một bữa ăn sáng đủ chất có thể giúp con người suy nghĩ nhanh nhạy, phản ứng linh hoạt, nâng cao khả năng ghi nhớ và hiệu suất làm việc, vả lại sẽ không có nguy cơ bị béo.
2. Ăn ngũ cốc
Trong “ Nội Kinh” đã chỉ ra kết cấu của bữa ăn là “ngũ cốc để dưỡng, rau xanh bổ sung, ăn thịt có lợi, hoa quả hỗ trợ”. Ngũ cốc là thức ăn chủ yếu nuôi dưỡng cơ thể, các loại thịt là thức ăn bổ ích cho cơ thể, rau xanh là thức ăn chủ yếu bổ sung vitamin và khoáng chất, hoa quả là thức ăn bổ trợ thêm chất dinh dưỡng. Chú ý sự phối hợp của các loại thức ăn với nhau, không thể thay thế cho nhau được. Có một số người cho rằng giảm cân không ăn thịt và ngũ cốc, mà dùng rau quả để thay thế, dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng, và làm tổn hại dạ dày, chức năng gan thận.
4. Món ăn bài thuốc phải căn cứ theo thể chất
Thức ăn điều trị khác nhau thích hợp với thể chất khác nhau, không thể lạm dụng. Nếu cơ thể âm suy, thì dùng thức ăn bổ âm, và ngược lại,...
4. Mỗi ngày vận động 30 phút
Thời gian vận động tốt nhất là buổi sáng, có thể gia tăng dương khí trong cơ thể, tăng cường chức năng miễn dịch cho cơ thể. Vận động cũng cần phải căn cứ theo thể chất, tuổi tác cá nhân để quyết định, không được quá sức, nên lựa chọn lượng vận động ít hoặc phương pháp vận động thích hợp, như đi dạo, chạy bộ, tập thái cực quyền, luyện khí công, v.v… Mỗi ngày vận động 30 phút có thể phòng tránh bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường, bệnh loãng xương, béo phì, trầm cảm…
6. Bỏ thuốc lá và rượu
Một điếu thuốc lá có thể sản sinh hơn 4.000 loại vật chất hóa học, trong đó có 40 mấy loại sẽ gây ung thư. Bỏ thói quen thuốc, không chỉ có lợi cho sức khỏe của bản thân, còn là biểu hiện yêu thương người nhà. Uống quá nhiều rượu rất dễ mắc phải các bệnh về gan do rượu gây ra.
6. Kiểm soát tốt nhiệt độ trong phòng
Môi trường chỗ ở cần có không khí lưu thông, lúc sử dụng điều hòa (máy lạnh), điều chỉnh nhiệt độ điều hòa ở mức 26 độ là được, vừa tiết kiệm năng lượng, lại vừa có ích cho việc điều tiết chức năng cơ thể. Ở trong phòng điều hòa, không nên đứng trước cửa thổi gió của máy lạnh quá lâu. Người già hoặc người có bệnh xương khớp tốt nhất nên mặc quần dài, hoặc đeo bịt đầu gối.
7. Thường xuyên ngồi thiền
Khi áp lực quá nhiều quá lâu dễ xuất hiện các triệu chứng trầm cảm, mệt mỏi, căng thẳng, không chỉ làm hao tổn thần kinh, mà còn tổn hại tâm thần, lâu ngày ắt sinh nhiều bệnh. Vì vậy phải giữ tâm trạng lạc quan thoải mái, tranh thủ thời gian tĩnh tâm ngồi thiền, để não có thể được nghỉ ngơi đầy đủ. Khi tâm trạng không tốt, có thể chia sẻ với bạn bè thân thiết, hoặc tham gia các hoạt động xã hội, để giải phóng tâm trạng không vui, giải tỏa áp lực tâm lý.
8. Nuôi dưỡng sở thích ngoài chuyên môn
Ngoài công việc, học tập ra, nên tích cực nuôi dưỡng một số thói quen không chuyên, ví dụ như nghe nhạc, trồng hoa nuôi cá, hội họa luyện chữ,… để tinh thần hào hứng, tăng thêm thú vui cuộc sống, gần gũi với thiên nhiên hơn, có thể giảm bớt áp lực.
9. Sớm tối chải đầu
Nhiều nhà dưỡng sinh Trung Quốc ở các thời đại khác nhau đều xem phương pháp dưỡng sinh chải đầu bảo vệ tóc tốt não, là thực tiễn quan trọng của trường thọ. Siêng chải đầu có thể chải thông huyết mạch, giúp ích cho tuần hoàn máu của não bộ, tăng cường khả năng ghi nhớ và chức năng phối hợp cân bằng của hệ thần kinh trung ương, cũng có lợi cho việc giảm nhẹ cao huyết áp, ngăn ngừa rụng tóc, và các chứng bệnh mạch máu não như bệnh mất trí, trúng gió, bệnh Parkinson.
10. Ngâm chân và xoa bóp huyệt vị trước lúc ngủ
Ngâm chân còn gọi là tắm chân, có thể thêm vào nước một số dược liệu (nước ép gừng, rượu nếp, giấm, lá ngãi..) có tác dụng bổ trợ điều trị đối với một số bệnh, là một phương thức trong điều trị ngoài của Trung y. Bồn dùng để ngâm chân, lượng nước, nhiệt độ nước, thời gian…đều có yêu cầu. Thông thường chỉ dùng nước nóng ngâm chân, có thể lựa chọn loại bồn ngâm chân điện tử. Nếu như dùng dược liệu ngâm chân, thì dùng thùng gỗ là tốt nhất. Thời gian ngâm thông thường khoảng 10 đến 30 phút, để cảm nhận được hiệu quả tốt nhất là khi toàn thân hơi nóng lên, phía sau lưng cảm giác hơi ướt, hoặc trên chán ra chút mồ hôi, nếu mồ hôi nhễ nhại thì sẽ dễ tạo thành chóng mặt suy yếu. Lúc ngâm chân có thể xoa bóp huyệt túc tam lý, lòng bàn chân và ngón chân.
Theo PGVN
Các tin tức khác
- 10 đồ uống rẻ tiền giúp da trắng hồng cực thích ( 1/07/2015 2:42)
- 10 cách giúp nhà mát mẻ không cần bật điều hòa ( 1/07/2015 2:29)
- Lợi ích thần kỳ ít người biết của nước ép gừng (30/06/2015 2:15)
- Tham khảo một vài bí quyết trẻ đẹp nhờ chế độ ăn uống của phụ nữ Nhật (29/06/2015 1:58)
- Những loại rau làm đẹp da nhanh và rõ rệt nhất (27/06/2015 2:38)
- Bún chay - món ngon ngày đầu tháng (26/06/2015 2:13)
- Công dụng trị bệnh của lá, hoa và quả khế (26/06/2015 1:59)
- Tâm sen giúp bạn an thần, thư giãn (25/06/2015 12:43)
- 5 loại trái cây ngừa ung thư nên thử (23/06/2015 7:15)
- Tại sao lại phải ăn tối trước 19h? (22/06/2015 9:51)