- Người bị bệnh gan mật cấp tính: viêm gan truyền nhiễm cấp tính, viêm túi mật cấp tính, sỏi mật... nếu uống nhân sâm làm cho khí trệ uất kết dẫn đến chứng bệnh nặng thêm.
- Viêm dạ dày và ruột cấp tính, nôn mửa, đau bụng đi ngoài. Bệnh thuộc thấp nhiệt tích trệ, không nên dùng nhân sâm vì dùng vào làm dạ dày và ruột thêm lấp nhép dẫn đến bệnh nặng thêm.
- Đau bụng do viêm dạ dày cấp tính. Bệnh do khí trệ vị hỏa, nếu dùng khó hết đau.
- Người giãn phế quản, bị lao, ho ra máu cấp tính không dùng.
- Người tăng huyết áp, đầu váng, mắt mờ đỏ, tai ù, dễ nổi nóng không dùng vì nhân sâm có cả hai tác dụng: đối với huyết áp, liều lượng nhỏ làm tăng huyết áp, liều lượng lớn làm hạ huyết áp. Nhưng về mặt lâm sàng, nhân sâm làm nặng thêm triệu chứng can dương can hỏa, hơn nữa liều thuốc rất khó nắm vững cho nên người có bệnh tăng huyết áp tốt nhất không nên dùng.
- Người có bệnh về hệ thống miễn dịch như ban đỏ, mụn nhọt, viêm khớp loại phong thấp, bệnh xơ cứng bì... không nên dùng nhân sâm vì nhân sâm có thể tăng cường hệ miễn dịch, do đó kích thích hạch kháng thể hoạt động, như vậy không tốt với các bệnh này.
- Thanh niên hay bị di tinh, bị xuất tinh sớm, phụ nữ mang thai... đều không nên dùng.
Tóm lại, nhân sâm dù bổ nhưng khi dùng cần tham khảo ý kiến thầy thuốc.
Theo SKĐS
Các tin tức khác
- 5 loại trái cây Việt Nam được xếp hạng "thuốc thần" (29/10/2015 1:35)
- 5 loại trái cây bạn nên ăn trong bữa sáng (28/10/2015 2:33)
- Uống nước hàng ngày thế nào tốt nhất? (27/10/2015 2:49)
- Chìa khóa giúp sống khỏe, trẻ lâu (27/10/2015 2:36)
- Lời khuyên của thầy thuốc - từ 54 đến 58 (24/10/2015 4:05)
- Nấu món chay trong chánh niệm (24/10/2015 4:00)
- 7 thực phẩm càng ăn nhiều càng tốt cho sức khỏe (23/10/2015 2:53)
- Lời khuyên của thầy thuốc - từ 41 đến 50 (22/10/2015 3:49)
- Công dụng trị bệnh của cần tây (22/10/2015 3:31)
- Đổi món với bún lứt xào rau củ (21/10/2015 2:43)