Giữ cho cơ thể khỏe mạnh một cách tự nhiên nằm ở sự lưu tâm tới vấn đề ăn uống. Bởi, những thực phẩm chúng ta đưa vào sẽ tác động trực tiếp tới hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Dưới đây là một phần nhỏ được trích trong cuốn sách “Dinh dưỡng ngăn ngừa bệnh tật” do hai tác giả Tâm Diệu và Tâm Linh biên soạn. Hy vọng bạn có thể tự ngăn ngừa một số bệnh tật thông qua việc ăn uống, sử dụng thực phẩm đúng cách.
Càng ngày càng có nhiều khoa học gia trên thế giới khuyên bệnh nhân của mình nên ăn uống cẩn thận để phòng bệnh và một số trường hợp để trị bệnh mà không sử dụng thuốc. Các chuyên gia nghiên cứu chế độ ăn uống của Anh đã đưa ra danh sách những thức ăn mà ở chừng mực nào đó có đặc tính chữa bệnh, nhờ những chất tích cực trong đó.
Chất kháng sinh: Tỏi, hành, táo, củ cải, rau cần tây, dầu oliu, trà xanh, hạt cải dầu có hoạt tính sát trùng rất mạnh, tức là có khả năng diệt nhiều vi sinh vật gây bệnh.
Chất chống đông: Đó là chất làm cho máu lâu đông, giúp cơ thể tránh khỏi những căn bệnh của hệ tim mạch. Hiện nay, aspirin là thuốc chống đông có hiệu quả nhất. Ngoài ra, những chất như quế, các loại nho sẫm màu, dưa hấu, dưa bở, rượu vang đỏ cũng có tác dụng chống đông.
Chất chống căng thẳng thần kinh: Thức ăn cũng có thể thay đổi tâm trạng của con người. Ví dụ như ly cà phê hay socola nóng, kẹo socola, mật ong, gừng, quả lê có thể làm giảm căng thẳng thần kinh, stress.
Chất hạ huyết áp (giảm áp suất động mạch): Rau cần tây, bưởi, lê và nước ép từ các loại rau quả này, dầu thực vật (các chuyên gia Mỹ khẳng định dầu oliu và dầu canola là loại dầu thảo mộc tốt nhất) là những thức ăn phần nào có thể cản trở việc tiết ra những hormone làm cho áp suất động mạch tăng.
Chất chống oxy hóa: Đây là chất cần thiết để chống những căn bệnh mãn tính và lão hóa. Cà rốt, bắp cải, ớt, tỏi, hành, súp lơ, cà chua, bí ngô, khoai lang, gừng, cam quýt là những thức ăn chứa nhiều chất này. Nên dùng những loại rau, quả có màu sắc thật đậm. Chẳng hạn như, nên chọn cà rốt có màu vàng cam sậm. Đối với hành thì nên chọn loại hành màu vàng, tím, không nên dùng hành màu trắng. Quả càng có màu sắc rực rỡ, càng có nhiều chất chống oxy hóa cần thiết cho cơ thể.
Chất chống viêm loét: Bắp cải, chuối, vả, lá chè xanh là những thức ăn có lợi cho dạ dày.
Chất kích thích miễn dịch: Muốn duy trì khả năng miễn dịch của mình, bạn nên thường xuyên ăn sữa chua và tỏi. Bởi những thức ăn này có chứa chất đặc biệt có thể kích hoạt hoạt động của hệ miễn dịch và tăng khả năng đề kháng của cơ thể. Tuy nhiên dùng nhiều tỏi thường bị táo bón. Những người bị loét dạ dày, suy gan và thận không nên dùng tỏi.
Chất giảm đau: Cà phê, rau húng, bạc hà là những chất giảm đau tự nhiên. Hơn nữa, theo kinh nghiệm dân gian, dầu đinh hương có tác dụng chống đau răng rất tốt. Những nghiên cứu gần đây của các bác sĩ nha khoa Mỹ đã phát hiện thấy trong dầu đinh hương có thêm hai thành phần lạ có khả năng chống lại những vi khuẩn gây đau răng và lợi. Như vậy, có thể trong thời gian tới, các bác sĩ nha khoa sẽ khuyên bệnh nhân nên dùng đinh hương để phòng các bệnh về răng, ngoài những liệu pháp vệ sinh thông thường.
Trích sách “Dinh dưỡng ngăn ngừa bệnh tật” (Tâm Diệu và Tâm Linh biên soạn)
Các tin tức khác
- Những loại quả mùa hè dễ bị tẩm hóa chất ( 4/06/2016 2:08)
- 6 nguồn protein “vàng” cho người ăn chay ( 3/06/2016 12:03)
- 9 dấu hiệu cho thấy đang có quá nhiều chất độc xâm nhập và tích tụ trong cơ thể bạn, mỗi ngày ( 2/06/2016 12:47)
- Lợi ích từ liệu pháp biển với sức khỏe (31/05/2016 11:51)
- Trà xanh giúp củng cố xương (31/05/2016 2:26)
- Sáu điều người ăn chay cần phải biết (29/05/2016 5:37)
- Tác dụng chữa bệnh thần kì của muối (29/05/2016 2:07)
- 5 lời khuyên giúp phòng ngừa tai biến mạch máu não (27/05/2016 2:16)
- Vì sao con người nên ăn uống thuần thực vật? (26/05/2016 1:54)
- Sữa chua không đơn thuần là món ăn dinh dưỡng (25/05/2016 12:53)