Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Hà Lan, những loại bông tắm thường sở hữu 2 loại vi khuẩn chính là Acinetobacter và Candida. Trong khi Acinetobacter có khả năng gây ra hiện tượng viêm nhiễm, nấm ngứa ngoài da, Candida lại là thủ phạm của những cơn ngứa ngáy, khó chịu. Trên thực tế, 98% các bác sĩ da liễu khuyên chúng ta không nên sử dụng bông tắm.
Tiến sĩ y khoa kiêm bác sĩ da liễu Matthew Knight tại Học viện Knight Dermatology (Anh) cho biết, những chiếc bông tắm tồn tại rất nhiều tế bào chết sản sinh trong quá trình cọ rửa và tắm gội. Trong một nghiên cứu gần đây đăng tải trên Tuần báo Y khoa thường thức, các nhà khoa học đã chỉ ra những vi khuẩn tồn tại trong bông tắm vô cùng đa dạng về chủng loại và hình thức. Chúng phát triển và sinh sản vượt bậc vào ban đêm.
Hơn thế nữa, nhiều người có thói quen tắm xong thì treo luôn cái bông tắm lên móc treo tường. Và vô tình, bạn đã đặt nó trong một môi trường ẩm ướt, cực kỳ lý tưởng cho vi khuẩn, nấm mốc và men phát triển. Cũng trong nghiên cứu này, các nhà khoa học khuyến cáo người dùng nên thay bông tắm lâu nhất là 3 tuần một lần.
Hậu quả là gì?
Các vi khuẩn có trong bông tắm cứ tích tụ từng ngày trong môi trường ẩm ướt lí tưởng, chúng làm cho da chết lên men và vi khuẩn càng ngày càng nhiều. Bạn dễ dàng gặp những vấn đề về da như ngứa ngáy và khó chịu khi sử dụng những chiếc bông tắm bởi vi khuẩn có khả năng thâm nhập qua da mạnh mẽ.
Những cách hạn chế vi khuẩn cho chiếc bông tắm
Các nhà khoa học đề xuất cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe là tập dần thói quen không sử dụng bông tắm hoặc thay bông tắm một cách đều đặn. Nếu muốn tiết kiệm, các bước vệ sinh sau sẽ hạn chế sự sản sinh của vi khuẩn, giúp bạn có thể sử dụng khăn tắm trong thời gian dài hơn mà vẫn đảm bảo sự an toàn của cơ thể trước các nguy cơ nấm ngứa.
1. Làm khô bông tắm sau khi sử dụng
Dược sĩ Straw Senda tại Hiệp hội Y khoa Trung ương Pháp cho biết, giữ cửa sổ và cửa phòng tắm mở sẽ giúp không khí trong phòng thoáng mát mà không bị bí và ẩm ướt. Ngoài ra, bạn còn có thể vệ sinh những bông tắm này sau khi sử dụng bằng xà phòng, đem phơi khô giúp loại bỏ các loại vi khuẩn tích tụ.
2. Thay bông tắm đã cũ
Nếu bông tắm của bạn bốc mùi khó chịu, đừng tốn công vệ sinh chúng mà hãy thay mới. Chuyên gia y sinh Centant Dery cho hay, nấm ngứa và vi khuẩn khi phát triển có khả năng sản sinh mùi khó chịu và tốn nhiều công sức để loại bỏ chúng. Cách đơn giản và hiệu quả nhất đó là thay bông tắm mới, tốt nhất là 2 tuần 1 lần.
3. Chọn lựa chất liệu bông tắm tốt
Trên thực tế, chất liệu không quyết định loại bông tắm nào ít bị vi khuẩn trú ngụ hơn. Tuy nhiên, những vật liệu sở hữu sợi ni lông cao cấp sẽ giúp bạn thuận tiện hơn trong việc vệ sinh, có thể giặt chúng cùng với quần áo. Ngoài ra, bạn có thể dùng lò vi sóng để làm sạch bông tắm. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Talinut Strange tại Trung tâm hóa chất và vật liệu Schenal (Pháp) khuyến cáo, không nên áp dụng phương pháp làm sạch này với những loại bông tắm làm từ nhựa tổng hợp bởi chúng sẽ gây cháy nổ.
Hãy thay bông tắm thường xuyên và giữ cho chúng thật sạch. Sau khi dùng xong hãy treo chúng ở nơi thoáng mát, khô ráo. Tuy nhiên, phần lớn các chuyên gia khuyến khích nên hạn chế và loại bỏ thói quen sử dụng bông tắm nếu có thể.
Theo Gia đình
Các tin tức khác
- 7 quy tắc vàng khi ngồi trước máy tính cả ngày ( 5/11/2016 12:58)
- Xoa bóp bàn chân chữa bệnh ( 3/11/2016 11:40)
- 6 thực phẩm giúp răng trắng sáng ( 3/11/2016 2:36)
- Hỗn hợp tự nhiên ‘tiêu diệt’ viêm amidan trong nháy mắt ( 2/11/2016 1:15)
- Ô nhiễm không khí giết người theo cách nào? ( 1/11/2016 12:44)
- Người tiểu đường có cần cấm tuyệt đối ăn trái cây ngọt? (31/10/2016 12:54)
- Suy nghĩ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe (30/10/2016 12:09)
- Các biện pháp tự nhiên giúp điều trị gút và đau khớp hiệu quả (29/10/2016 1:09)
- Đường, axit trong cơ thể và nguy cơ bệnh tật (28/10/2016 12:59)
- 5 loại trà thảo dược giảm đau đầu cực hiệu quả (27/10/2016 1:12)