Vì sao ăn chay tốt cho sức khỏe và môi trường?

6/12/2016 1:59
Chúng ta đều biết rằng các nhân vật nổi tiếng thế giới như Albert Einstein, Benjamin Franklin, Natalie Portman, Ellen DeGeneres, Gandhi, Paul McCartney, Charles Darwin và Betty White cùng chia sẻ một điểm chung với nhau - đó chính là họ đều là những người có chế độ ăn dựa trên thực vật. Và có bao giờ bạn có hỏi lý do vì sao không?

Ngoài tác dụng giúp giảm cân, cải thiện sức khỏe tim mạch và một số lợi ích đã được chứng minh khác thì ăn chay còn mang lại nhiều lợi ích to lớn cho môi trường sống, thể hiện sự tôn trọng quyền động vật và giúp nuôi dưỡng lòng từ bi của chúng ta.

thucphamchay2.jpg
Ăn chay là lựa chọn của nhiều người hiện nay vì hiểu rõ những giá trị tích cực của lối sống này

Ăn chay, ít bệnh tật hơn

Hạn chế thịt động vật (thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản) và tăng cường rau củ quả trong chế độ ăn, thế giới sẽ tránh được hàng triệu ca tử vong mỗi năm vào năm 2050, theo một báo cáo trước đây của Tờ Medical Daily. Những người có chế độ ăn dựa chủ yếu trên thực vật thường ít bị cholesterol cao, giảm được 35% nguy cơ này - theo nghiên cứu.

Ngoài ra, dinh dưỡng không liên quan tới thịt động vật cũng là nguồn dinh dưỡng có khả năng kháng viêm nhiễm cao nhờ có chứa hàm lượng cao các chất xơ, các chất chống oxy hóa và các dưỡng chất từ thực vật (phytonutrients), theo Forks Over Knives.

Một số nghiên cứu mới đây cho thấy bệnh tiểu đường tuýp 2 luôn đi đôi với việc tiêu thụ protein động vật, đặc biệt là thịt đỏ và thịt chế biến công nghiệp (thịt hộp). Điều gây ngạc nhiên là người ăn thịt mỗi tuần một lần hay nhiều hơn trong thời gian 17 năm có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn người ăn chay đến 74%.

Nói chung, người ăn nhiều thịt động vật có nguy cơ bị tiểu đường cao gấp đôi so với người không ăn thịt dù cho có sự khác biệt về trọng lượng cơ thể.

Ăn chay hoàn toàn không thiếu đạm

Một nhận thức sai lầm khá phổ biến trong cộng đồng về việc ăn chay là ăn chay sẽ dẫn đến thiếu đạm nhưng thật ra chúng ta có thể thay thế đạm động vật bằng các thực phẩm thực vật giàu đạm như đậu hũ, các loại cây họ đậu, đậu lăng và các loại đậu hạt.

“Đậu hũ hoàn toàn có thể thay thế được cho thịt, gia cầm và cá trong công thức các món ăn”, chia sẻ của Cynthia Sass - người ăn chay kiêm phát ngôn của Hiệp hội Chế độ ăn Hoa Kỳ với Tờ Vegetarian Times.

Không ăn thịt cũng không làm chúng ta đói nếu ăn uống một cách hợp lý và khoa học. Ngoài ra, cũng có rất nhiều món ăn vặt có nguồn gốc từ thực vật. Một số nghiên cứu cho thấy dù các loại đậu hạt có hàm lượng calori cao nhưng lại không gây tăng cân.

Và trong bối cảnh của biến đổi khí hậu hiện nay, chuyển từ ăn mặn sang ăn chay sẽ giúp giảm được sự phóng thải ra môi trường từ 63%-70% các loại khí độc hại.

Trần Trọng Hiếu 
(theo Medical Daily)

Các tin tức khác

Back to top