Vì một lý do mà ai đó bị mất kiểm soát và tức giận thì hệ thần kinh trung ương sẽ kích hoạt một số thay đổi về mặt sinh học, giống như một đất nước chuẩn bị cho chiến tranh, khẩn cấp huy động rất nhiều nguồn lực, gây ra nhiều tổn thất cho cơ thể.
Tức giận được xem là khởi nguồn của nhiều loại vấn đề sức khỏe khác nhau:
1. Nam dễ hói đầu, nữ bị rụng tóc
Những người nam thường xuyên tức giận bốc hỏa đa số sẽ hói trán.
Phụ nữ dường như kiểm soát cơn giận tốt hơn nam giới nhưng rất nhiều là theo kiểu ‘nhịn’, nuốt cục giận vào bên trong, căng thẳng lâu ngày cũng khiến tóc dễ rụng và dần sinh bệnh.
2. Nám da
Khi tức giận, một lượng máu lớn sẽ dồn lên não, làm ô-xy trong máu giảm, độc tố tăng cao. Độc tố dẫn đến viêm quanh nang lông, từ đó xuất hiện các vết nám trên mặt.
3. Lão hóa tế bào não
Thực ra không chỉ là tế bào não, mà toàn bộ các tế bào trong cơ thể đều chịu tác động xấu. Các chất dinh dưỡng dự trữ bị lấy đi, nhiều độc tố tức thì sinh ra gây mệt mỏi.
Đó là lý do tại sao người ta cảm thấy rã rời thân thể, năng lượng xẹp lép sau khi cơn giận qua đi.
4. Loét dạ dày
Tức giận khiến cho lượng máu lưu thông trong đường tiêu hóa bị giảm, quá trình lưu thông diễn ra chậm, gây kém ăn, dần dần sẽ dẫn đến bệnh loét dạ dày.
5. Thiếu máu cơ tim
6. Huyết áp tăng
Huyết áp tăng lên do nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu là do co mạch. Tức giận và lo lắng cực độ đều có thể gây ra đứt mạch máu não.
7. Gan bị tổn thương
Khi tức giận, huyết áp tăng cao, tăng cường phân hủy axit béo, các độc tố trong máu và gan cũng tăng theo tương ứng.
Trường hợp nghiêm trọng có thể khiến gan xuất huyết. Vòng tròn luẩn quẩn là khi tức giận thì hại gan, mà gan bị tổn thương thì lại dễ nóng giận.
8. Kích thích tuyến giáp
Khi tức giận, hệ thống nội tiết trong cơ thể sẽ bị rối loạn, khiến cho hormone tuyến giáp tăng tiết, theo thời gian sẽ dẫn đến bệnh ở tuyến giáp.
9. Hại phổi
Khi tâm trạng bị xúc động, nhịp thở sẽ rất gấp, phế nang liên tục mở rộng, ít co giãn, đồng thời cũng không thể thư giãn và nghỉ ngơi.
10. Tổn thương hệ thống miễn dịch
Khi tức giận, cơ thể tăng tiết cortisol làm cản trở các tế bào của hệ thống miễn dịch hoạt động, giảm sức đề kháng của cơ thể.
Người xưa vẫn thường nói ‘tức khí’, tức là khi tức giận sẽ thực sự sinh khí (nộ khí), khí huyết sẽ tăng xông, lên đến đỉnh đầu, làm cho đỉnh đầu phát nhiệt. Tức giận có thể làm cho mất kiểm soát bản thân, muốn làm gì đó, thậm chí là hành hung người khác cho đến khi hỏa khí hết đi. Do vậy cần thật sự học cách kiểm soát cơn nóng giận.
- Đi dạo: Hãy cố gắng thoát ra khỏi tình huống đang khiến bạn nóng giận. Việc này sẽ giúp bạn bình tĩnh và suy nghĩ thông suốt.
- Nghe nhạc: Nghe nhạc cũng làm cho người tức giận hay đang bị kích động trở nên bình tĩnh hơn.
- Tập hít thở sâu:Ngồi thẳng lưng trên ghế. Hít vào thật sâu bằng mũi, đếm đến 6. Sau đó từ từ thở ra, đếm đến 8 hoặc 9. Tạm dừng và lặp lại như vậy 10 lần.
- Thiền có thể giúp bạn điều chỉnh cảm xúc: Vì vậy, nếu bạn đang cảm thấy sắp mất kiểm soát thì hãy để cho tinh thần thư giãn bằng cách thiền. Điều này sẽ mang lại cho bạn nộ tâm an hòa và tĩnh tại hơn.
- Suy nghĩ tích cực, tu tâm dưỡng tính:Bạn có thể làm nguôi cơn nóng giận bằng cách cố gắng tập trung vào những suy nghĩ tích cực. Cố gắng suy nghĩ vị tha hơn, vì người khác hơn, sự tức giận thường là do sự ích kỷ của cái tôi con người. Tu tâm dưỡng tính, buông bỏ vị tư, ích kỷ sẽ khiến bạn cảm thấy cuộc sống luôn vui vẻ và nhẹ nhàng.
Các tin tức khác
- Mách bạn 6 tuyệt chiêu phòng chống say xe không cần thuốc chỉ có ở Việt Nam ( 5/02/2017 1:13)
- Củ cải trắng chữa bệnh ( 4/02/2017 12:28)
- 3 lợi ích không ngờ khi bạn uống nước ấm pha nghệ vào buổi sáng ( 2/02/2017 11:54)
- Dạ dày sợ nhất 7 chữ sau, bạn có phạm phải chữ nào? ( 1/02/2017 9:54)
- Bí quyết sống thọ của cụ bà lớn tuổi nhất thế giới ( 1/02/2017 12:48)
- 7 loại nước giúp bạn giải độc, phòng bệnh những ngày Tết (31/01/2017 12:34)
- Muốn nhớ nhanh và lâu? Hãy hít thật sâu! (29/01/2017 10:02)
- 3 loại hạt thường ăn nhiều trong ngày Tết – Lợi và hại cần biết (28/01/2017 1:48)
- Paracetamol không lành như bạn tưởng (27/01/2017 2:06)
- Hoa hướng dương làm thuốc (26/01/2017 1:08)