Sử dụng kháng sinh khi cảm lạnh: nên hay không?
Cảm lạnh là bệnh phổ biến có thể xảy ra quanh năm nhưng thường tập trung nhiều nhất vào giai đoạn thời tiết giao mùa từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Thống kê cho thấy có hơn 200 loại vi-rút hô hấp khác nhau gây ra cảm lạnh với các triệu chứng thông thường như: chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi và ngứa họng kèm theo ho. Trẻ em nhỏ là nhóm đối tượng dễ bị lây nhiễm cảm cúm nhất vì hệ miễn dịch chưa hoàn thiện được như người lớn và trẻ cũng chưa có khả năng tự bảo vệ mình khỏi nguồn lây nhiễm vi rút.
Chị Nguyễn Thị H. (25 tuổi, Hà Nội) hiện là mẹ của bé M, H 18 tháng tuổi cho biết, mấy ngày hôm nay thời tiết chuyển sang hanh, nên khi ngủ vẫn sử dụng quạt, sáng ngủ dậy trước khi đi học bé H đã hắt hơi, chiều về thấy bé sổ mũi và hắt hơi liên tục nên mẹ đã mua thuốc cảm về cho uống, uống thuốc một tuần thì khỏi, nhưng 3 ngày sau thấy con lại hắt hơi, sổ mũi, sốt và ho lại. Tình trạng này kéo dài trong 2 tháng liền, lần nào chị cũng cho con uống kháng sinh.
Giống như chị H, nhiều bà mẹ có con nhỏ đang thực hiện theo “công thức” cứ chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi và kèm theo ho là phải dùng kháng sinh cho con. Các chị chưa nhận biết rằng, cảm lạnh là bệnh phổ biến gây ra bởi vi rút hô hấp, chính vì thế kháng sinh không điều trị được bệnh cảm lạnh vì chúng không có tác dụng đối với vi rút mà chỉ diệt được vi khuẩn.
Khi nào nên sử dụng kháng sinh?
Không nên sử dụng kháng sinh khi không cần thiết vì chúng sẽ không những không mang lại lợi ích gì mà thậm chí còn gây ra các tác dụng phụ mà nghiêm trọng hơn là gây đề kháng thuốc rất nguy hiểm. "Nhiều bà mẹ đến khám thắc mắc không hiểu vì sao con uống bao nhiêu kháng sinh mà mãi không thấy khỏi. Thực tế, việc uống kháng sinh không đúng bệnh sẽ không có tác dụng, thậm chí làm trẻ kém ăn, có thể dẫn đến tiêu chảy, sức đề kháng của trẻ kém đi nhiều, làm bệnh lâu khỏi", chuyên gia hô hấp chia sẻ. Vì thế chỉ nên dùng kháng sinh khi được bác sĩ chỉ định, và nhất thiết phải tuân thủ chặt chẽ đủ liều để thuốc có tác dụng và không bị đề kháng thuốc.
Một điểm lưu ý khác, không phải khi nào có đờm xanh, đàm vàng đều cần dùng kháng sinh, mà chỉ dùng kháng sinh khi có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ. Màu của đàm phụ thuộc vào mức độ bị viêm của cơ thể. Nếu cơ thể bạn bị viêm nặng do vi rút cảm cúm, bạn cũng có thể có đàm xanh/ vàng, và trường hợp này thì bạn không cần sử dụng kháng sinh. Viêm do vi khuẩn cũng tạo ra đàm xanh/ vàng. Tuy nhiên đối với cảm cúm thì nguyên nhân là do vi rút, nên hầu như không cần sử dụng kháng sinh.
Khi bị bệnh cảm cúm, dù là trẻ em hay người lớn thì lời khuyên đầu tiên đều là uống nhiều nước, ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi. Mặt khác, ngay khi chớm có dấu hiệu cảm cúm thì cần nhanh chóng các biện pháp để loại bỏ vi rút ra khỏi cơ thể chứ không phải lập tức dùng thuốc kháng sinh như thói quen của một số chị em hiện nay. Hiện nay trên thị trường đã có sản phẩm xịt mũi kháng vi rút chiết xuất từ cây tảo đỏ Carragelose rất dễ sử dụng. Đây là sản phẩm đặc biệt cần thiết cho nhóm đối tượng nhạy cảm như trẻ em nhỏ có sức đề kháng của cơ thể còn yếu, có nhiều khả năng mắc phải biến chứng và các vấn đề nghiêm trọng như viêm phổi.
Theo SKĐS
Các tin tức khác
- Cách chữa bệnh đổ mồ hôi chân tay bằng lá lốt cực hiệu quả ( 2/11/2018 10:39)
- Những công dụng ít biết từ quả chanh (31/10/2018 12:54)
- Học bí quyết giữ dáng của người Nhật (28/10/2018 1:55)
- Xôi nấm đông cô và xá xíu chay (26/10/2018 12:54)
- Lời khuyên sống khỏe từ hòa thượng Thiếu Lâm Tự (26/10/2018 12:51)
- 7 thực phẩm chống ung thư và bệnh tim tốt nhất (24/10/2018 12:46)
- Bài thuốc từ vỏ trái cây (22/10/2018 1:33)
- Khỏe bởi ăn chay đúng cách (20/10/2018 3:24)
- Uống nhiều nước giúp giảm nhiễm trùng tiểu (17/10/2018 3:03)
- Ngủ dưới quạt máy có hại cho sức khỏe (16/10/2018 12:57)