• Sống giây phút hiện tại
    Sống giây phút hiện tại
    Trước hết chúng ta định nghĩa chánh niệm là thứ năng lượng đem chúng ta trở về với sự sống. Có những người chỉ biết lo lắng cho tương lai, chỉ mơ ước về tương lai và vì vậy họ không có khả năng sống với sự sống hiện tại. Có những người lại thương tiếc, vướng víu vào quá khứ, chỉ thấy sự sống ở trong quá khứ. Cả hai đều không tiếp xúc được với sự sống trong giờ phút hiện tại. Do đó trong cuộc đời của họ, sự sống không có mặt, dù họ có đủ sáu căn để tiếp xúc được với sáu trần. Thất niệm làm cho họ không có sự sống. Nhà văn Albert Camus dùng văn ảnh ‘‘Sống như một người chết.’’ Một người sống trong thất niệm, không an trú được trong hiện tại, sống không ý thức thì cũng như đã chết.
    Xem tiếp
  • Như lý tác ý
    Như lý tác ý
    Chữ niệm nghĩa là nhớ. Chữ Hán viết phần trên là chữ kim, nghĩa là nay, phần dưới chữ tâm, nghĩa là lòng mình. Niệm là điều ta đang nhớ tới, đang nghĩ tới. Mà điều ta nhớ và nghĩ có thể là tà, có thể là chính, vì vậy nên có tà niệm và chánh niệm. Chánh là thẳng, tà là nghiêng. Chánh niệm tức là đặt những điều ngay, thẳng và điều tốt đẹp vào trong tâm nhớ nghĩ của mình.
    Xem tiếp
  •  Hoa sen chín phẩm
    Hoa sen chín phẩm
    Người ta nghĩ rằng ở cõi Tịnh Độ sen được chia thành chín bậc. Những người vãng sanh sang bên đó có nhiều trình độ và tùy theo trình độ đó mà người ta có chất thánh nhiều hay ít, và chỗ ngồi của họ được tượng trưng bằng hoa sen ‘‘chín phẩm’’.
    Xem tiếp
  •  Đối diện với sự chết và lâm chung
    Đối diện với sự chết và lâm chung
    Vấn đề đối mặt với cái chết một cách thanh thản là một vấn đề rất khó khăn. Theo lẽ thường, dường như có hai cách giải quyết vấn đề và đau khổ.
    Xem tiếp
  •  Nuôi dưỡng Phật tánh
    Nuôi dưỡng Phật tánh
    Mỗi lần nấu ăn, người đầu bếp luôn phải thận trọng nêm nếm gia vị sao cho cân bằng, phù hợp hương vị đặc trưng của từng món ăn. Cũng vậy, đối với sự cân bằng giữa thân và tâm sao cho hợp thời, đúng chỗ là điều rất quan trọng.
    Xem tiếp
  • Hạnh lắng nghe
    Hạnh lắng nghe
    Trong giới thứ tư của năm giới, chúng ta học: ‘‘Biết rằng lời nói có thể đem lại khổ đau hay là hạnh phúc cho nên tôi thực tập chánh ngữ để có thể làm vơi bớt khổ đau và mang lại hạnh phúc cho người.’’ Và một điều thực tập cần thiết là hạnh lắng nghe. Cái nói liên hệ tới cái nghe. Nói mà không biết nghe tức là chưa có chánh ngữ. Muốn cho lời nói của ta là chánh ngữ thì ta phải lắng nghe người khác. Cho nên tập lắng nghe là một phần của sự thực tập chánh ngữ. Điều này là một ý kiến mới bổ túc cho giới thứ tư. Từ nay nói về chánh ngữ ta phải nói cả về chánh thính (right listening).
    Xem tiếp
  • Hạt giống của Chánh Ngữ
    Hạt giống của Chánh Ngữ
    Không thể hiểu được chánh kiến, chánh tư duy và chánh ngữ nếu không biết rằng tất cả chúng ta đều có hạt giống của những chánh đạo này trong tâm thức. Hạt giống của ngôn ngữ căn cứ trên tưởng. Tưởng là tri giác.
    Xem tiếp
  • Học cách khoan dung, giúp cuộc sống bạn rời xa phiền não
    Học cách khoan dung, giúp cuộc sống bạn rời xa phiền não
    Cuộc sống luôn có hai mặt, bạn đánh giá bằng mặt này thì không nên áp đặt rằng nó phải đúng trong khi người ta đang nhìn vào mặt kia. Mà thực ra, đúng sai nhiều lúc cũng chẳng quan trọng nữa.
    Xem tiếp
  • Giận nhiều bản thân mình sẽ khổ nhiều
  • Bát chánh đạo tương sinh tương tức
    Bát chánh đạo tương sinh tương tức
    Vậy chánh kiến không phải là nguyên nhân đầu tiên của các chánh đạo. Tám sự hành trì chân chánh tương sinh tương tức, mỗi phần đều là nhân và quả của các phần kia. Bảy sự hành trì kia cũng là nguyên nhân đưa tới chánh kiến. Bát chánh đạo còn được gọi bằng một từ khác là bát thánh đạo phận. Bát Thánh đạo Phận là tám thành phần của con đường cao quí.
    Xem tiếp
  •  Bốn loại an lạc
    Bốn loại an lạc
    Hạnh phúc ở đời có tính tương đối, tùy thuộc vào quan niệm của mỗi người nhưng chân hạnh phúc, an lạc đích thực thì chỉ có một, duy nhất, đó là thân tâm thanh tịnh.
    Xem tiếp
  • Lắng nghe giữa biển đời
    Lắng nghe giữa biển đời
    Bớt đi một nguyện tham, sân, si. Buông đi lời thị phi. Xả hết những hơn thua được mất để bắt đầu cho một nguyện vì người, khởi tâm hướng đến sự bình an cho tất cả, trên dưới, trong ngoài, hữu hình, vô hình, muôn loại sinh linh thì Bồ-tát chắc sẽ bớt nhọc hơn, nhành dương liễu nước tịnh bình ít hao hơn.
    Xem tiếp
  • Quá trình văn tư tu
    Quá trình văn tư tu
    Cái nhìn về đạo chân chính bắt đầu từ văn, tư và tu, gọi là tam học. Vặn là học hỏi. Những đệ tử của Bụt gọi là thanh văn (sravaka), là người nghe giáo lý để tu học. Khi nghe giảng dạy về giáo lý, khi đọc Kinh, khi pháp đàm, ta thực tập văn học. Vặn học tức là học nghe. Học nghe, ta phải có thái độ cởi mở, phải thao thức muốn hiểu, muốn thực hành, như thế mới gọi là văn học. Còn nếu nghe để đàm luận, nghe chỉ để phê phán và chỉ trích, nghe để chứa chấp kiến thức rồi khoe khoang, đó chưa phải là văn học.
    Xem tiếp
  • Cách "gặp gỡ" với Thiền sư Thích Nhất Hạnh
    Cách "gặp gỡ" với Thiền sư Thích Nhất Hạnh
    Thầy còn đó và sẽ vẫn luôn còn đó qua mỗi bức hình, từng tập sách hay những bài pháp thoại để chúng con quay về nương tựa.
    Xem tiếp
  • Hạ thủ công phu
    Hạ thủ công phu
    Tu tập cũng là quán chiếu để nhận diện hạnh phúc, bằng những bài thực tập chánh niệm. Ví dụ: ‘‘Tôi đang thở vào và tôi biết là tôi có hai con mắt. Tôi đang thở ra và tôi mỉm cười với hai mắt của tôi. ì Đó là một trong những bài tập giúp ta tiếp xúc được với những điều kiện hạnh phúc đang có của mình. Ta là người đã tiếp nhận nhiều điều kiện hạnh phúc ấy từ cha, mẹ, ông, bà, tổ tiên và trời đất nhưng ta đã không biết thừa hưởng kho tàng hạnh phúc đó. Kinh gọi đó là người cùng tử. Trong lúc quán chiếu như vậy ta thấy được ngay trong diệt cũng đã có sẵn mầm khổ. Cách sống hàng ngày của ta có thể tiêu diệt hạnh phúc của ta và tạo ra khổ đau. Rõ ràng là quán chiếu hạnh phúc thì ta thấy khổ đau nằm sẵn trong ấy. Và khi thấy điều đó, ta thấy được đạo.
    Xem tiếp
Back to top