Kiến trúc chùa Trung Quốc: Đặc điểm và hệ thống bài trí tượng thờ

22/04/2020 8:17
Trung Quốc được biết đến là một trong những cái nôi lâu đời của văn hóa Phật giáo. Cùng khám phá đặc điểm kiến trúc và hệ thống bài trí tượng thờ bên trong những ngôi chùa Trung Quốc.

Tu viện hoặc chùa Phật giáo Trung Quốc được thiết kế theo phong cách của các cung điện hoàng gia và mang rất ít sự tương đồng với các ngôi chùa ở Ấn Độ hoặc các quốc gia Phật giáo khác. Chúng thường được chia thành ba khối nhà trên cùng một mặt sân. Tu viện, giống như các công trình kiến trúc khác của Trung Quốc, thường hướng Nam.

Empty

Sảnh trước của chùa Trung Quốc

Bước vào sảnh trước, chúng ta sẽ nhìn thấy bốn phù điêu khổng lồ, thường được làm từ gỗ, đặt hai bên cửa. Đó là Tứ đại thiên vương- Thần bảo vệ của bốn phương và sảnh này cũng được đặt theo tên gọi của bốn vị Thiên vương này. Hình ảnh Tứ đại thiên vương là tương đồng với hai vị Hộ pháp- ông Thiện và ông Ác trong kiến trúc chùa Việt. 

Cũng trong sảnh này, là tượng Đức Phật Di Lặc- tốt bụng và luôn được yêu mến, được người Trung Quốc gọi là 'Đức Phật cười' hay “Tapao Mi-Lei-Fwo”, với thân hình mập mạp, miệng cười lớn và mắt nhìn về phía lối vào. Ngay phía sau Phật Di lặc, là một bức tường lớn- như một tấm bình phong ngăn cách với kiến trúc trong chùa. Sau tường là tượng Thần Wei-to- người bảo vệ của Phật giáo và Tín ngưỡng. Ông mặc áo giáp đầy đủ và tay cầm một cây chùy hoặc một loại vũ khí hình vương trượng chống xuống mặt đất. Wei-To, cũng một vị tướng thuộc Tứ đại Thiên vương, và cũng được gọi với danh hiệu 'Thần bảo vệ các kinh Phật'. Anh ta luôn đứng đối diện với lễ đường chính được gọi là “Đại Hùng bảo điện”, ngăn cách với sảnh trước bằng một khoảng sân.

Empty

Đại Hùng bảo điện của chùa Trung Quốc

Trong Đại Hùng bảo điện, trên bàn thờ, chính giữa là tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và hai đệ tử của ngài- Anan và Ca diếp. Ngoài ra, chùa có thể thờ một số vị khác tùy thuộc theo không gian. Trong hầu hết các chùa, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được miêu tả với khuôn mặt rất hiền từ với hai đệ tử của mình bên cạnh. Còn ở các ngôi đền Phật A Di Đà có tượng Phật A Di Đà ở trung tâm, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật Dược Sư ở hai bên. Ở bên phải và bên trái của bàn thờ chính, là hai vị Bồ tát vĩ đại là Văn Thù Sư Lợi và Phổ Hiền. 

Hai bên tường phía đông và phía tây của Đại Hùng bảo điện thường là tượng của Mười tám vị La hán- những vị sở hữu nhiều loại sức mạnh siêu nhiên. Dọc theo bức tường phía bắc là hình của Nhiên Đăng Cổ Phật- vị Phật cổ đại đã tiên đoán Phật tánh của Thích Ca Mâu Ni và các vị Bồ tát nổi tiếng khác như Bồ Tát Quán Thế Âm, Phổ Hiền, và Địa Tạng Vương. Chính tại Đại Hùng Bảo Điện, Phật tử sẽ cầu khấn và cúng dường hoa, trái cây đặt trên bàn thờ chính. 

Empty

Tăng phòng của chùa Trung Quốc

Khối kiến trúc thứ ba là Tăng phòng- thường được chia thành nhiều phòng nhỏ hơn. Trung tâm thường là bàn thờ một vị Phật hoặc một vị Bồ tát, bên phải là bài vị của vị sư sáng lập chùa, còn bên trái có thể là Phòng giảng đạo hoặc phòng thiền. Ở bên cạnh hoặc phía sau những tòa nhà chính này là khu sinh hoạt, khu vực ăn uống và nhà bếp.

Empty


Theo Buddhanet

Các tin tức khác

Back to top