Học thiền giúp trẻ em phát triển trí tuệ

13/07/2016 1:58
Qua quá trình nghiên cứu và ứng dụng Thiền định với học sinh, sinh viên, các báo cáo cho biết các em học sinh thực tập thiền định có tinh thần lạc quan hơn, cảm xúc tích cực hơn, ý thức về bản thân cao hơn, có khả năng chấp nhận, thích nghi và tự chăm sóc sức khỏe tốt hơn, đồng thời cũng giúp các em giảm được các lo lắng, căng thẳng trong quá trình học tập và sinh hoạt.
Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng Thiền định đã ảnh hưởng tích cực đến các em học sinh, sinh viên, giúp các em khỏe mạnh hơn, cải thiện hành vi và phát triển trí não toàn diện hơn.
               Ảnh: Thiền định được ứng dụng vào học đường tại Indonesia
Trong cuộc sống hằng ngày, hoạt động của cơ thể và trí não thường làm cho thần kinh con người rơi vào trạng thái căng thẳng, đặc biệt với các em học sinh, thanh thiếu niên đang độ tuổi hiếu động, ham tìm tòi, học hỏi những điều mới. Trong quá trình hoạt động với môi trường bên ngoài, sự giao tiếp thông qua sáu giác quan khi tiếp xúc với các đối tượng sẽ chi phối giao động của tâm thức trong mỗi phút giây, sự kích thích ở mức độ khác nhau có thể gây rối loạn thần kinh thực vật, dẫn đến rối loạn nội tiết và hoạt động miễn nhiễm trong cơ thể. 

Hiện nay trên thế giới đã có nhiều nhà khoa học Âu, Mỹ đang quan tâm và ứng dụng Thiền định đến với các em học sinh, sinh viên nhằm cải thiện hành vi và cảm xúc để giúp các em khỏe mạnh hơn, phát triển khả năng tương tác trong giao tiếp xã hội và thành công trong cuộc sống.

Qua quá trình nghiên cứu và ứng dụng Thiền định với học sinh, sinh viên, các báo cáo cho biết các em học sinh thực tập thiền định có tinh thần lạc quan hơn, cảm xúc tích cực hơn, ý thức về bản thân cao hơn, có khả năng chấp nhận, thích nghi và tự chăm sóc sức khỏe tốt hơn, đồng thời cũng giúp các em giảm được các lo lắng, căng thẳng trong quá trình học tập và sinh hoạt. Kết quả này được so sánh với trước khi học sinh thực hành thiền định và so với các chương trình giáo dục không có ứng dụng thiền trong đó.

Bên cạnh đó, quá trình nghiên cứu cũng cho thấy Thiền định giúp các em học sinh, sinh viên tự chủ hơn cuộc sống của mình, tham gia các hoạt động xã hội nhiều hơn, các kỹ năng được phát triển hoàn thiện như: xử lý thông tin nhanh hơn, khả năng tập trung và ghi nhớ tốt hơn, có tính sáng tạo cao, hạn chế các hành vi tiêu cực. Đặc biệt với các em học sinh gặp hạn chế trong quá trình tư duy (não trì trệ) hay với các em học sinh hiếu động, nghịch ngợm, Thiền định sẽ giúp các em cân bằng được trạng thái tâm lý và kiểm soát bản thân mình tốt hơn, ổn định hơn, giúp bố mẹ các em được an tâm.
               Ảnh: Các em học sinh đang ngồi thiền trong lớp học tại Mỹ 
Phương pháp Thiền định chính là tác động sự chuyển hóa những cấu trúc trong não, giúp chuyển hóa các kết nối giữa các tế bào, đây là lý do tại sao người lớn luôn có một không gian rộng lớn trong não bộ và cũng là lý do giải thích tại sao Thiền định giúp học sinh cải thiện hành vi, phát triển trí tuệ tốt hơn so với Yoga.

Trong lịch sử Thiền Phật giáo có rất nhiều phương pháp Thiền định khác nhau để giúp phục hồi trí nhớ, làm chủ cảm xúc, hành vi của con người, một trong số đó là Thiền Sổ tức quán (Thiền Quán niệm hơi thở). Trong các hệ phái Phật giáo Nam, Bắc truyền, từ các quốc gia châu Á đến phương tây Âu Mỹ, nhất là giới Phật giáo đồ Nhật Bản và Âu, Mỹ đều đang thịnh hành phương pháp Thiền Sổ tức quán (Thiền Quán niệm hơi thở) này. 

Thiền Sổ tức quán không những chỉ để dành riêng cho giới Phật giáo đồ mà với bất cứ ai thực tập pháp Thiền Sổ tức quán (Thiền Quán niệm hơi thở) thì thân thể đều được kiện khang, tinh thần yên tịnh thư thả, phát triển trí tuệ, học hành nhớ kỹ, hiểu sâu, suy tính, phán đoán công việc sáng suốt, nhanh chóng đạt được thành công.

Với ý nghĩa to lớn như vậy, Thiền Sổ tức quán là một phương pháp Thiền định quan trọng, không chỉ giúp cho con người làm chủ cảm xúc của mình mà còn giúp trí não được phát triển toàn diện, cân bằng, đặc biệt là với các em học sinh, sinh viên. Vì vậy việc đưa ứng dụng Thiền định theo phương pháp quán niệm hơi thở vào trong giáo dục nhà trường trước hết sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho chính bản thân các em và sau đó mang lại lợi ích to lớn cho toàn xã hội.

Quán niệm hơi thở gọi là Sổ tức quán, là một trong năm thứ thiền quán của thừa Thanh văn, gọi là Ngũ Đình Tâm quán, ba gồm: Từ bi quán, Nhân duyên quán, Lục thức quán, Bất tịnh quán và Sổ tức quán, ấy là thiền quán riêng biệt của thừa Thanh văn dùng để đình chỉ cái tâm.

Lại nữa, cách đếm hơi thở gọi là Lục diệu môn, cũng là của Tiểu thừa, nếu theo đó tu có thể đạt đến diệu cảnh của Niết bàn Tiểu thừa. Trong cuốn Danh từ Thiền học chú giải của Thiền sư Thích Duy Lực cũng có giải thích những danh từ đó.
 
Vân Tuyền - Theo GHPGVN

Các tin tức khác

Back to top