4/02/2017 12:04
Ở nơi đây không có mùi hương khói ngào ngạt hay những điểm hóa vàng luôn tung tàn tro như ở Việt Nam bởi người dân nơi đây không thắp hương khi tới chùa. Người dân nơi đây đây lên chùa thành tâm cầu bình an và khi trở lên trong sự tin tưởng và cầu phúc từ sư thầy.
Tết cổ truyền của người Lào giống như ở một số quốc gia Phật giáo, nó bắt đầu vào những ngày của trung tuần tháng tư. Theo như truyền thống, vào dịp đầu năm, các sư thầy sẽ đi khất phật từ rất sớm. Trước cửa mỗi nhà, người dân thường dạy sớm, chuẩn bị thức ăn, đợi các sư đi qua để kính cẩn dâng đồ. Ở thủ đô của Lào có hai ngôi đền nổi tiếng và linh thiêng, người dân thường đến vào dịp đầu năm đó là Thạt Luổng và Si Muông.
Vào sáng sớm của năm mới, du khách sẽ thấy hàng dài người dân Lào xuất hiện trong những ngôi chùa. Họ ý thức xếp hàng thảnh thơi, chậm rãi bước vào làm lễ, chẳng có cảnh chen lấn, xô đầy đặt tiền đặt lễ như ở một số nơi. Trên tay của họ là những dài hoa được kết từ hoa vạn thọ lá chúa xếp thành và vài ba cây nến... dâng lên khấn Phật.
Mọi người đến chùa không chỉ đơn thuần là cầu mong bình an may mắn tốt lành cho gia đình, người thân và bạn bè của mình mà họ còn đến để tắm tượng. Mỗi người dân đều có một xô nước thơm chuẩn bị sẵn từ những ngày trước, bên trong có các loại lá, loại hoa cỏ thơm và một cành lá để những tắm cho tượng.
Nếu bạn muốn thực hiện nghi lễ đó có thể mua một xô nước thơm bày bán ngay tại lối vào chùa. Người dân Lào sùng bái đạo Phật, điều đó thể hiện trong nghi lễ của họ. Đặc biệt nếu bạn để ý cả thành phố Viêng Chăn bạn sẽ không thể tìm được những ngôi nhà cao trên 45m, tại sao vậy, bởi Thạt Luổng biểu tượng của đất nước nơi đây có tháp chính cao là 45m.
Hằng năm, vào dịp tết của người Lào, có rất nhiều các du khách người Việt ghé đến nơi đây để cầu bình an may mắn. Nhiều người cho rằng dù là người Việt, nhưng họ vẫn muốn đến đây dùng cái tâm để cầu bình an, phước lộc cho người thân, gia đình và bạn bè của mình.
Bước vào mỗi ngôi chùa ngày Tết, nghi lễ buộc chỉ tay không thể thiếu. Người Lào có trên tay nhiều sợi chỉ sắc mày thì càng nhiều phúc lộc trong năm mới. Sư thầy tại các chùa vừa buộc chỉ tay vừa lẩm bẩm đọc chú cầu bình an đến cho mọi người. Mọi người đến nơi đây, tùy vào tâm của mình mà công đức cho chùa. Ở mỗi một ngôi chùa, các sư thầy có những màu sắc, cách tết chỉ tay khác nhau. Dù bạn là người khách du lịch đến nơi đây, nhưng chính sự thân thiện của những người dân ở nơi đây sẽ khiến bạn gần gũi ấm cúng và hòa mình vào vào những phong tục tập quán tốt đẹp xứ sở Chăm Pa này.
Khi vào chùa chiền ở bất xứ nơi đâu, bạn cũng phải lưu ý không được huyên náo, nói chuyện gây ồn ào. Với những người bán hàng tại các ngôi chùa nơi đây, sẽ không có chuyện mời chào du khách. Bạn muốn mua gì thì vui vẻ ra hỏi gia với những người bán hàng. Ở nơi đây không có mùi hương khói ngào ngạt hay những điểm hóa vàng luôn tung tàn tro như ở Việt Nam bởi người dân nơi đây không thắp hương khi tới chùa. Người dân nơi đây đây lên chùa thành tâm cầu bình an và khi trở lên trong sự tin tưởng và cầu phúc từ sư thầy. Trong lễ Bunpimay, họ đến tưới nước lên tượng Phật rồi té nước vào các nhà sư, chùa rồi đến tất cả mọi đồ vật, nhà cửa và những người xung quanh.
Đúng như tên gọi của ngày tết, dọc hai bên đường đi vào chùa, nam thanh nữ tú, trẻ già khách du lịch cũng chuẩn bị những xô nước, súng nước, vòi nước… để té lên mọi người đi đường để cầu chúc bình an may mắn. Mọi người đều ướt mình khi vào chùa, nhưng chẳng ai tức giận nổi nóng mà đều cảm thấy hạnh phúc, luôn miệng chúc lời tốt đẹp đầu năm. Chùa là nơi linh thiêng, là trường học cuộc đời, là điểm tổ chức lễ hội và cũng là nơi an nghỉ cuối cùng của họ khi sang thế giới bên kia. Cũng giống như ở Việt Nam, người Lào cũng hái lộc đầu năm nhưng họ đặc biệt yêu thích 2 loài hoa rất phổ biến là hoa Chăm pa và hoa Muồng (hoa hoàng hậu). Trên mỗi chiếc xe, mỗi ngôi nhà, con phố đều rực rỡ trong sắc vàng rực của những bông hoa Muồng vàng rực rỡ.
Đến Lào những ngày đầu năm, du khách sẽ khó lòng quên được những cử chỉ hiền lành, sự thân thiên bởi nét đẹp trong văn hóa khi đi chùa của người dân Lào. Sự thanh tịnh, ấm lòng và tràn ngập yêu thương… là những gì mà bạn cảm nhận được.
Nguồn link: http://toptendulichlao.com/cam-nhan-van-hoa-di-chua-cua-nguoi-lao-dip-dau-nam.html
Các tin tức khác
- Hơn 73.000 bao lì xì ngày đầu năm mới ( 3/02/2017 12:18)
- Tp.HCM: BTS PG Q.10 chúc tết phòng nội vụ quận 10 (23/01/2017 12:13)
- Tp. HCM: Ban truyền thông họp mặt cuối năm (20/01/2017 3:19)
- Tp.HCM: Ban Tôn Giáo Tp chúc tết BTS GHPGVN Q.10 (17/01/2017 11:59)
- Chương trình lễ cầu an đầu năm Đinh Dậu 2017 - chùa Hạnh Đức (16/01/2017 5:22)
- Ngôi chùa trên mây đẹp như tranh ở Tây Nguyên (17/01/2017 1:09)
- Chương trình lễ cầu an đầu năm Đinh Dậu 2017 - chùa Hạnh Đức (16/01/2017 5:22)
- Vãn cảnh những ngôi chùa xây dựng tượng Phật khổng lồ (16/01/2017 1:02)
- Phật giáo TP.HCM tổng kết công tác Phật sự 2016 (14/01/2017 1:35)
- Đại học Harvard tổ chức khóa Phật học miễn phí (13/01/2017 1:49)