Myanmar: Bảo tồn Thánh điển Phật giáo tại chùa Kuthodaw

4/11/2017 1:50
Trong khuôn viên chùa Kuthodaw ở chân đồi Mandalay hiện đang lưu giữ “cuốn sách lớn nhất thế giới” – trên 729 phiến đá cẩm thạch khổng lồ, được khắc bản kinh Phật giáo Nguyên thủy trên cả 2 mặt.

Đây là thư viện 150 năm của vua Mindon và là bản kinh Pali bằng chữ viết điển hình đầu tiên, mà cho đến nay vẫn được truyền bằng miệng.

nguyenhai05.jpg
Một góc chùa Kuthodaw – Ảnh: Trần Nguyên Hải

Chùa Kuthodaw đã được công nhận vào năm 2013 là ‘Ký ức Thế giới’ bởi UNESCO.

Mặc dù là một trong những địa điểm được thăm viếng nhiều nhất ở Mandalay, nhưng một trong những chương quan trọng nhất của Miến Điện trong ký ức lịch sử của thế giới đã rơi vào trạng thái đổ nát phần nào.

Các nhà khảo cổ từ Đại học Sydney, những người đã bắt đầu một dự án 3 năm vào tháng 6 năm 2014 để thực hiện việc làm sạch, bảo tồn, chụp ảnh, và nghiên cứu các tấm bia cẩm thạch của chùa Kuthodaw ghi bản kinh Phật bằng chữ Pali ở Mandalay.

nguyenhai06.jpg

nguyenhai07.jpg
Những “trang kinh” bằng đá ở chùa Kuthodaw – Ảnh: Trần Nguyên Hải

“Các học giả Phật giáo từ trường Đại học Sydney và Học viện Nan Tien ở New South Wales, Australia, muốn ghi lại những tấm bia bằng hình ảnh và sau đó biến chúng thành một kho lưu trữ kỹ thuật số có sẵn cho các học giả”, Tiến sĩ Wendy Reade thuộc khoa Nghệ thuật Phương Đông và Khảo cổ học của Đại học Sydney nói.

Nhưng trước tiên, nhóm của cô phải chịu khó loại bỏ các thử thách thuộc về thời gian – một cách tinh tế loại bỏ các hình vẽ bậy, các vệt vôi, bụi bẩn và nước tiểu dơi ra khỏi các phiến đá cẩm thạch.

“Khi quét vôi trắng, nhà chùa đã không che đậy các phiến đá lại. Vì vậy, chúng đã bị vấy bẩn. Bây giờ tất cả đã được làm sạch nhưng vẫn còn những dấu vết còn lại trong phần văn bản. Đó là lý do tại sao chúng tôi phải làm việc với một chút nước và các thanh gỗ nhọn, cẩn thận loại bỏ nó mà không phải làm tróc mực hoặc gây tổn hại cho đá.

“Các ngôi tháp đã được mở cửa, vì vậy mọi người có thể vào trong và họ sẽ để lại rác ở đó; họ muốn viết lên trên các phiến đá nên đã có rất nhiều thiệt hại từ người dân. Hiện tại chúng tôi đã khóa từng ngôi tháp một”.

“Một số ngôi tháp ở gần những người trông nom được mở cửa, do đó nếu mọi người muốn được vào trong và có một cái nhìn cận cảnh thì họ vẫn có thể, nhưng hy vọng họ không làm hỏng chúng.

“Thật không may là chúng ta phải nhốt mọi người bên ngoài nhưng họ đã gây ra hầu hết các thiệt hại”, Tiến sĩ Reade nói thêm.

nguyenhai08.jpg

Ở chùa Kuthodaw có ơn 700 tháp nhỏ bằng đá cẩm thạch trắng được gọi là kyauksa gu. Trong thời gian bảo tồn Thánh điển trên các tấm bia, du khách không được tham quan nơi này – Ảnh: Trần Nguyên Hải

Các nhà khảo cổ học người Australia đã dành khoảng 2 tuần ở Mandalay, kiên nhẫn loại bỏ các vết tích của thời gian. Công trình của Đại học Sydney đã được thực hiện cùng với Bộ Văn hóa Miến Điện, với sự giúp đỡ 1,7 triệu yên (13.700 USD) tài trợ từ Viện Nghiên cứu Chuo của Rissho Kosei-kai, Nhật Bản.

Văn Công Hưng (Theo DVB)

Các tin tức khác

Back to top